Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86844

II. DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

1.      Quá trình hình thành làng xã

Thọ Hải là một xã ở vùng trung, trung tâm của huyện Thọ Xuân; trước cách mạng tháng Tám xã gồm có 6 thôn: Vùng ngoại đê: thôn Hải Khoát, thôn Mậu Công, và làng Rạch. Nội đê: thôn Phấn Thôn, thôn Công Thành và thôn Hưng Nhượng. Ở các thôn thì nhân dân lại ở lẫn lộn với nhau. Trước cách mạng Tháng Tám là tổng Diên Hào, huyện Thọ Xuân nay là xã Thọ Hải huyện Thọ Xuân. Xã Thọ Hải, là một xã lớn, đất rộng, người đông, ruộng đồng phì nhiêu, bát ngát, mầu mỡ, là một xã có cả màu và lúa, mỗi năm 2 vụ. Ngoài lúa ra, xã còn có một vùng bãi mầu mỡ, phì nhiêu thu hoạch quanh năm. Một vùng bãi dâu xanh tốt, Nhân dân lao động cần cù, làm ruộng, chăn tằm, nghề làm hương, đan lát.

Nhân dân trong xã lại có truyền thống yêu nước từ lâu đời và đã đứng lên chống ngoại xâm như các vị tổ tiên họ Mậu Công, họ Công Thành cùng với anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh, hưng quốc… vào khoảng thế kỷ 14. Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, các vị anh hùng dân tộc: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám đã lãnh đạo Nhân dân chống lại ngoại xâm, để giành lại độc lập cho dân tộc. Thời kỳ (1885 - 1896), ở Thọ Hải cũng có hai ông, sớm giác ngộ và tham gia như cụ Lê Văn Cửu (thân sinh ra đồng chí Lê Xuân Sinh sau này) gọi là cụ Cai Cô ở làng Phấn Thôn, cụ Quyền Điển (thân sinh đồng chí Lê Xuân Luyến) ở thôn Hưng Nhượng, tổng Diên Hào (nay là xã Thọ Hải) với đất đai phì nhiêu mầu mỡ, nhân dân lại cần cù, siêng năng lao động thì phải được cơm no, áo ấm, sung sướng nhưng trái lại cuộc sống của Nhân dân vẫn khổ cực, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, quanh năm ngày tháng đi cày thuê, cuốc mướn cho bọn hào lý trong làng; ruộng đất, thì bọn hào lý chiếm hết, chúng tìm mọi cách để bóc lột Nhân dân, bóc lột đủ điều, người nông dân với sưu cao, thuế nặng. Mỗi năm cứ đến vụ sưu thuế, bọn cai lính ở trên về đôn đốc thì chúng lại gông cùm đánh đập nhân dân, có người không có tiền nộp phải bán vợ, đợ con, bán nhà, cố ruộng để lấy tiền nộp sưu, nộp thuế. Ngoài ra bọn hào lý còn bày ra cúng tế thần thánh, vọng ngôi phe giáp, đặt ra tục lệ ma chay, cưới xin, để chúng chè chén, đục khoét, như Tố Hữu đã nói: “Có làm mà chẳng có ăn”[1].

Bởi sự áp bức bóc lột quá tàn nhẫn của bọn hào lý củ thực dân Pháp, với truyền thống yêu nước, căm ghét thực dân Pháp, nhân dân Thọ Hải hưởng ứng tham gia đấu tranh tron các cao trào, như phong trào Cần Vương, Đông Kinh nghĩa thục.

Các vị có phẩm hàm, quan chức. Nhưng ở Thọ Hải nói riêng Thọ Xuân nói chung, ta thấy từ các vị khoa mục, chức sắc, đến thí sinh, khóa sinh đều được ngồi ở ngôi thứ trọng vọng nhất. Điều này chứng tỏ ở Thọ Hải, có điểm khác biệt so với nhiều thôn xã khác trong tỉnh. “Tước” và “Xỉ” cũng được coi trọng như nhau trong việc bầu người đứng đầu “giáp” (cũng như tiên chí):

“Hương ước là nếu người nào phạm phải khoán ước của hương loại nặng, và người tàn tật thì không được dự bầu”[2]. Cho hạng thứ sinh, khóa sinh được ngồi tại gian giữa đình làng (tất nhiên theo tứ bậc hạng) là vinh dự của người theo nghiệp bút nghiên. Ngay từ khi bắt đầu cắp sách đi học đã được trừ tạp dịch.

Xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân hiện nay là một đơn vị hành chính nằm trong 27 huyện, thị, thành phố của tỉnh Thanh Hoá, có 38 xã và 3 thị trấn nằm dọc đôi bờ tả ngạn của sông Chu, có tổng diện tích tự nhiên là 29.672ha, dân số là 2.2.000 người. Nhìn trên bản đồ huyện Thọ Xuân ngày nay, xét về phạm vi cương vực lãnh thổ, về cơ bản vùng đất Thọ Xuân hiện tại vốn là đất của huyện Lôi Dương thuộc phủ Thọ Xuân (năm Minh Mệnh thứ 2 - 1821) và một phần huyện Lương Giang (sau đổi thành huyện Thụy Nguyên) bao gồm 4 tổng Phú Hà, Quảng Thi, An Trường và Thử Cốc thuộc phủ Thiệu Hoá (năm Gia Long thứ 14 - 1815).

Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất bộ máy hành chính. Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 đạo Thừa Tuyên và 1 phủ Trung Đô. Đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Thanh Hoá thời kỳ này gồm 4 phủ, 16 huyện, 4 châu - đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thì đổi Thanh Hoá thừa tuyên thành Thanh Hoa thừa tuyên. Diên cách thời kỳ này bao gồm 4 phủ: phủ Thiệu Thiên (8 huyện): Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Vĩnh Ninh, Bình Giang, Lương Giang, Cẩm Thủy, Thọ Xuân; phủ Hà Trung (gồm 4 huyện): Tống Giang, Hoằng Hoá, Nga Giang. Thuần Hựu; phủ Tĩnh Ninh (gồm 3 huyện): Nông Cống, Triệu Sơn, Ngọc Sơn; phủ Thanh Đô (gồm 1 huyện, 4 châu): huyện Thọ Xuân, châu Quan Da, châu Lang Chánh, châu Tàm, châu Sầm.

Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), gộp huyện Thọ Xuân vào châu Lang Chánh làm hai tổng: Mộc Lộc và Quân Nhân, tức là bốn động Trịnh Vạn, Mậu Lộc, Quân Thiện, Lâm Lự, lại tách hai tổng ấy vào châu Thường Xuân mới đặt thêm. Như thế huyện Thọ Xuân bấy giờ là tương đương với hai tổng Mậu Lộc và Quân Nhân huyện Thường Xuân ngày nay, khác với huyện Thọ Xuân ngày nay.  Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thuộc phủ Thanh Đô dưới triều vua Lê Thánh tông. Phủ Thanh Đô tồn tại một thời gian 352 năm từ năm 1469 đến năm 1821, đời vua Minh Mạng (triều Nguyễn) đổi làm phủ Thọ Xuân. Lúc này huyện được đổi tên thành phủ. Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) huyện Lôi Dương thuộc phủ Thọ Xuân. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lại hợp nhất huyện Thọ Xuân miền núi vào châu Lang Chánh. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá. Cho phủ Thọ Xuân mới kiêm thêm châu Thường Xuân và châu Lang Chánh. Sau năm 1945, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi ra huyện cả). Còn huyện Thọ Xuân dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà (Thọ Xuân miền xuôi), tương ứng với vùng đất hiện tại vốn là đất huyện Lôi Dương và một phần huyện Thụy Nguyên mà đặt tên là huyện Thọ Xuân như đã được trình bày ở phần trên.

Xã Thọ Hải hiện nay, trước cách mạng tháng Tám bao gm: xã Diên Hào, thôn Phấn (tên nôm là làng Bún), xã Hương Phấn, thôn Công Thành xã Hương Phấn, thôn Mậu Công xã Hải Lịch, thôn Rạch. Các làng có bộ máy quản lý gồm: Lý trưởng, người đứng đầu của làng, quản lý mọi việc như thu sưu, thuế... Có con dấu riêng hình chữ nhật, dùng mực đen. Phó lý: Người giúp Lý trưởng, thay Lý trưởng vắng mặt. Hương bạ: Thư ký của làng, giữ việc sinh, tử, giá thú, thổ trạch... Có con dấu riêng hình bầu dục. Hương kiểm: Coi việc trật tự trị an. Hương bản: Giữ quỹ, tài sản của làng. Về sau có thêm các chức như Hương dịch, Hương Nông, Đoàn Xã.

Sau cách mạng tháng Tám đổi tên là xã Đô Lương bao gồm các làng của xã Thọ Lâm, Thọ Hải, Thọ Diên và Xuân Hoà. Tiếp đó vào năm 1949 lại đổi gọi là xã Thọ Sơn gồm Thọ Lâm, Thọ Hải và Thọ Diên.

Hiện nay, xã Thọ Hải gồm các làng: làng Hương, làng Buốn (Bún), làng Hoá (Hỏn), làng Rạch, Làng Công Thành, Làng Mậu Công. Nhà thờ họ Lê Đình thuộc làng Công Thành, xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân.

2. Truyền thống lịch sử và phong tục tín ngưỡng

Đình Hương Nhượng nằm trên địa bàn thôn Hương Nhượng, xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Xưa nơi đây thuộc tổng Diên Hào, thôn Hương Nhượng, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa.

Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá đi hướng tây nam theo Quốc lộ 47A qua huyện lỵ Thọ Xuân đến km 39 rẽ phải khoảng 200m là đến di tích đình làng Hương Nhượng.

Hương Nhượng là một làng cổ nằm bên hữu ngạn sông Chu (Lương Giang), một đầu mối giao thông quan trọng trong những năm Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Làng mạc ở đây trù phú, đất đai bằng phẳng, mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc thâm canh sản xuất. Đây còn là nơi có nghề trồng dâu nuôi tằm từ xa xưa.

Có thể nói đây là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời và phong phú. Thọ Hải là quê hương của vị Khai Quốc Công Thần đầu thế kỷ XV Khanh An Hầu Lê Văn Linh. Quanh Thọ Hải trong phạm vi khoảng trên dưới 10km2 còn là quê hương và nơi phát tích của hai vị vua khai sáng cho hai triều đại phong kiến của dân tộc ta là Lê Đại Hành (thời Tiền Lê) và Lê Thái Tổ (thời Hậu Lê).

Các làng dọc hai bờ sông Chu, quanh vùng này cũng là nơi sinh ra nhiều vị Khai Quốc Công Thần, tướng lĩnh gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV như: Lê Nhữ Lãm (Thọ Hải), Lê Văn An (Xuân Lam), Trương Lôi (Xuân Bái), Trương Chiến (Xuân Thiên), Lê Lý (Hải Lịch), Vũ Uy (Mục Sơn), Trần Lựu (Đàm Thi), Lê Lai (Bái Đô)...

Theo bản thần phả của làng thì Đình Hương Nhượng thờ vị Phúc Thần Thành Hoàng làng là Thái Úy Từ Quốc Công Lê Khả Lãng, Khai Quốc Công Thần thời Hậu Lê.

 

 



[1] Trong tp thơ: Đời ta có Đảng.

[2]    Khoán ước xã Thọ Hải. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận: Thôn Tân Thành, Xã Thọ Hải, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com