ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo đội quân của nhân dân Việt Nam đi qua cuộc trường chinh hơn 30 năm - tính từ khi một đội vũ trang tuyên truyền nhỏ (chỉ 34 người) được thành lập trong buổi chiều muộn ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (tỉnh Cao Bằng). Cuộc trường chinh mà ông cùng cả dân tộc kiêu hãnh đi qua nhằm mục tiêu giành lại quyền (được) độc lập dân tộc, quyền (được) hạnh phúc cho nhân dân, thay thế ách cai trị thực dân - một vết nhơ trong văn hóa nhân loại - bằng một xã hội tốt đẹp hơn, vì con người. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa đó đã xác lập một vị thế mới cho một dân tộc bị xóa tên trên bản đồ. Thắng lợi của cuộc trường chinh đó cũng vinh danh một vị tướng của nhân dân trở thành một huyền thoại quân sự của thế kỷ 20, người đã chỉ huy một quân đội phát triển từ con số 0 đánh thắng những lực lượng hùng hậu hàng đầu thế giới. Hơn thế, Việt Nam - Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng chiến thắng của những dân tộc bị áp bức vùng lên đòi lại những giá trị nhân quyền, nhân đạo, nhân văn cho mình.
Đại tướng của chiến tranh nhân dân
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey trong "Thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam," sau khi điểm qua quá trình chỉ huy của vị Tổng Tư lệnh nổi tiếng của quân đội nhân dân Việt Nam, đã nhận xét rằng: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.
Nhưng trước hết, gần dân, am hiểu về nhân dân, tin tưởng ở nhân dân là yếu tố quan trọng hàng đầu để Võ Nguyên Giáp trở thành vị tướng vĩ đại nhất của chiến tranh nhân dân.
Nhà sử học Pháp Georges Boudarel, trong cuốn sách nổi tiếng của mình - "Giáp" (đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam năm 2012, dưới tên Võ Nguyên Giáp), nêu những câu hỏi: Một người chưa từng ngồi trên ghế các nhà trường quân sự đã đối đầu thắng lợi với 15 sĩ quan cao cấp, có nhiều kinh nghiệm nhất, được đào tạo bài bản tại các trường quân sự nổi tiếng nhất phương Tây (Saint-Cyr, West Point)? Một dân tộc nhỏ bé (về quy mô và tiềm lực) với những “người nhà quê” (về tính chất) lại đương đầu được với vũ khí hiện đại? Những người du kích không đủ vũ khí và cả quần áo mặc lại chiến thắng những “ông lớn” được trang bị “tận răng”, đi ủng cao và mặc quân phục dã chiến?...
Và Georges Boudarel cũng đưa ra câu trả lời chung cho những câu hỏi đó: “Với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các bạn chiến đấu của mình, cụm từ 'chiến tranh nhân dân' không ngừng trở thành khẩu hiệu động viên toàn thể dân tộc, được thực hiện hàng ngày”. Trước năm 1946, ít nhà quan sát người Pháp biết và trước những năm 1960 còn ít hơn nữa các nhà phân tích Mỹ hiểu được điều này.
Lý giải cho cốt lõi của những nguyên nhân giải thích việc Võ Nguyên Giáp có thể đưa ra những quyết định quân sự quan trọng làm nên chiến thắng của một đội quân ban đầu chỉ có chân đất, áo vải, vũ khí thô sơ, những người chiến sĩ “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” trước những đối phương hùng mạnh chỉ có thể là: Sự am hiểu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc (ông là giáo viên sử học) cùng với sự mẫn tiệp của phương pháp tư duy triết học và luật học (ông đã được đào tạo chính quy những môn này bằng những giáo trình của người Pháp) kết hợp chặt chẽ với sự vận dụng nhuần nhuyễn những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong một con người có nhiều tố chất tài năng.
Tư tưởng quân sự truyền thống Việt Nam từ lịch sử là “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”... Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo toàn lực lượng để phát triển sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài. Đây cũng là những nét văn hóa quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 nhưng đã có cơ sở từ bề dày ngàn năm giành và giữ nền độc lập của các thế hệ cha ông.
Kế thừa và phát huy kinh nghiệm từ lịch sử về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến: có quân triều đình, quân các lộ, các đạo hương binh, dân binh..., lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Khi coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực “vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương” - coi đây “là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”. Sức mạnh của lực lượng vũ trang là sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo trực tiếp và làm nên thành công cho sự nghiệp xây dựng một quân đội nhân dân Việt Nam theo những tư tưởng lớn đó.
Thiên tài quân sự thao lược và nhân văn
Không phải ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã là Tướng Giáp lừng danh sử sách - từ tháng 1/1948 ông mới được phong cấp này. Trước khi là một nhà quân sự lỗi lạc trong thế kỷ 20, là biểu tượng chiến thắng của các thuộc địa kiểu cũ vùng lên giành độc lập sau Điện Biên Phủ - Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã là nhà giáo, nhà báo. Ông trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936 - 1939 khi Đảng Cộng sản còn chưa giành được chính quyền; là học trò, là đồng chí gần gũi, là cán bộ quan trọng của Hồ Chí Minh trong những năm sau đó.
Sau ngày độc lập, Võ Nguyên Giáp là một chính khách (Bộ trưởng Nội vụ) trong Chính phủ cách mạng lâm thời, sát cánh cùng với Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ Chính quyền nhân dân non trẻ. Ông chuyển dần sang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quân đội và chỉ huy cuộc chiến đấu không cân sức của quân và dân Việt Nam với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp khi cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai được các thế lực thực dân hung hăng ở Pháp thổi bùng. Càng ngày, tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp càng được khẳng định và vai trò của ông trở nên không thể thay thế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn kiên trì với tư tưởng quân sự đậm tính nhân văn. Điểm nổi bật trong những quyết định quan trọng của ông là nhãn quan chiến lược tinh tường, luôn giữ chắc mục tiêu chiến lược nhưng không giáo điều, không tư duy theo những “đường mòn” mà luôn suy nghĩ độc lập, không ngừng sáng tạo. Đó chính là cách “cầm quân” của Võ Nguyên Giáp. Ông luôn đến với các chiến sĩ, đồng chí, đồng bào bằng tình cảm của một người thân thiết.
Với người có trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến trường, một quyết định đúng sẽ giúp giành chiến thắng với ít sự hy sinh. Một quyết định sai sẽ trở thành thảm họa, đặc biệt với những quyết định ở tầm chiến lược. Cuộc kháng chiến trường kỳ giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta trong thế kỷ trước đã nhiều lần chứng minh điều này.
“Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa bảo đảm thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho chiến sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất…”.
Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo đánh giá về nghệ thuật quân sự Võ Nguyên Giáp.
Trong Chiến dịch Biên giới (tháng 9/1950), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định đổi mục tiêu tấn công mở màn từ Cao Bằng chuyển qua Đông Khê sau khi trinh sát quân báo, hậu cần, kế hoạch đã sửa soạn xong cho mục tiêu Cao Bằng. Ông nhận thấy pháo đài Cao Bằng được xây khá kiên cố, địa hình lại hiểm trở, ba mặt là sông, mặt sau là núi. Vì vậy, Đại tướng đã quyết định không chọn đánh Cao Bằng. Thay vào đó, Đại tướng và Bộ Tổng tham mưu chọn Đông Khê, một cứ điểm tương đối yếu hơn nằm trên tuyến đường số 4. Kết quả của chiến dịch Biên giới, đã chứng minh sự sáng suốt của quyết định đó. Bộ đội ta thương vong ít nhưng đạt được tất cả các mục tiêu của chiến dịch. Không chỉ vậy còn thu được hàng ngàn tấn chiến lợi phẩm, đủ trang bị cho các sư đoàn chủ lực mới được thành lập.
Tháng 1/1954, tại Điện Biên Phủ, pháo đã được kéo vào trận địa, phương án tiến công đã thông qua. Điểm quyết chiến chiến lược đã được chọn, trận đánh quyết định sắp bắt đầu…
Sáng ngày 26/1/1954, các sĩ quan giúp việc cho Đại tướng Tổng Tư lệnh gặp ông nghiên cứu bản đồ với một nắm ngải cứu quấn trên đầu. Ông giải thích: “Mười một ngày qua tôi suy nghĩ rất nhiều, đêm qua tôi không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu nhưng những yếu tố chắc thắng thì quân ta chưa hoàn toàn nắm được…”. Ông mời cố vấn Vi Quốc Thanh sang họp gấp và trong buổi sáng hôm đó cố vấn Vi Quốc Thanh được nghe một quyết định quan trọng của “Võ Tổng”: “Theo tôi, nếu đánh theo kế hoạch cũ (đánh nhanh thắng nhanh trong ba đêm hai ngày, tập trung hỏa lực tiêu diệt máy bay và pháo binh địch ngay trong đêm đầu tiên… - NV) thì sẽ thất bại…”.
Dựa trên tất cả những thông tin thu được của địch và tình hình thực tế của ta, Đại tướng đã có một quyết định quan trọng gây sửng sốt cho cả Bộ chỉ huy chiến dịch và đoàn cố vấn Trung Quốc: kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
Sau này Đại tướng cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Nhiều ý kiến trong cuộc họp Đảng ủy mặt trận hơn nửa giờ sau đó vẫn nghiêng về quyết tâm đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng lý lẽ của vị Tổng Tư lệnh dựa trên nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng” đã thuyết phục được những vị tướng khác đi đến nhất trí với phương án mới.
Đó là lúc 11 giờ trưa ngày 26/1/1954, chỉ vài giờ trước khi bộ đội ta nổ súng. Quyết định quan trọng này đã quyết định vận mệnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng Lê Trọng Tấn sau này đã nhận xét: “Nếu không có thay đổi trên, cuộc kháng chiến có thể phải chậm mất 10 năm”.
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mac Donald trong công trình của mình - "Giáp, một sự đánh giá" (1992) đã viết: “Điều làm Điện Biên Phủ nổi tiếng chính là ở cách đánh, ở tiến trình phát triển của cuộc chiến cũng như kết cục và những hệ quả mà nó dẫn đến… Tất cả những điều đó đã khiến Điện Biên Phủ trở thành trận đánh quyết định của thời đại và đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp vào sử sách”.
Cách cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thế. Lúc cần, ông rất thận trọng “đánh chắc tiến chắc”. Khi thời cơ đến, ông kiên quyết hạ lệnh “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” - quyết giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.
Những quyết định được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đưa ra ở tầm chiến lược đều dựa trên sự phân tích chặt chẽ, khoa học, toàn diện về binh lực, về địa hình, cả về chính trị, ngoại giao, về những tác động sụp đổ dây chuyền của địch khi bị “điểm đúng huyệt” để chọn đúng phương án tác chiến hữu hiệu nhất. Tất cả các quyết định của ông đều dựa chắc trên tư duy khoa học, trí tuệ sáng suốt và sự nhạy cảm hiếm có của một thiên tài quân sự.
Các học giả thế giới đều nhất trí đánh giá về “tính nhân dân và nhân văn” rất đậm nét trong sự nghiệp của vị Tổng chỉ huy lỗi lạc Võ Nguyên Giáp. Ông là vị tướng đứng đầu quân đội, nhưng sống gần gũi, thân ái, đoàn kết, chân thành với đồng chí đồng đội, tôn trọng, thương yêu, dân chủ, bình đẳng rộng lượng đối với cấp dưới và gần gũi với nhân dân. Trên hết, “Anh Văn” luôn coi việc được đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước tin yêu, kính trọng và ủng hộ là phần thưởng cao quý nhất, là nguồn động viên to lớn nhất giúp Anh vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Bác Hồ, nhân dân giao phó.
Đồng chí, đồng đội, nhân dân cũng dành cho ông những tình cảm sâu đậm.
“Từ ngày Anh về nghỉ hơn 20 năm nay, trong những ngày Lễ, ngày Tết, ngày sinh nhật, hàng năm có đến trên dưới 200 đoàn (20-30 đoàn quốc tế), trên dưới 2.000 người trong cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm hỏi, chúc mừng. Hiếm có người lãnh đạo đã về nghỉ mà nhân dân lại đến thăm hỏi đông đảo và có tình cảm sâu nặng như vậy. Đồng bào, đồng chí đến thăm Anh vì tình cảm yêu mến, quý trọng Anh tự đáy lòng, chứ không vì mục đích gì khác”.Đại tá Nguyễn Huyên - Phụ trách Văn phòng của Đại tướng, chia sẻ khi sinh thời.
Một trí thức, một nhà văn hóa lớn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một thiên tài quân sự, một anh hùng mà còn là một nhà văn hóa lớn. Ông đã cùng nhân dân Việt Nam viết nên những trang sử oanh liệt của dân tộc và cũng là người chép lại chính những trang sử đó. Ông ở trong số hiếm hoi những tướng lĩnh không những chỉ huy chiến đấu thắng lợi mà còn tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và nghệ thuật quân sự, để lại nhiều tác phẩm có giá trị như “binh thư” thời hiện đại.
Trước khi trở thành nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà sử học. Theo bộc bạch của ông: Tư duy sử học đã giúp ông rất nhiều trong khi chỉ huy cuộc kháng chiến. Sự gặp nhau giữa sử học và quân sự là phải tôn trọng sự thật - cho dù đó là sự thật đau đớn - và phải xem xét sự vật trên quan điểm lịch sử trong quá trình vận động biện chứng của nó.
Sự am tường sử học cũng cung cấp cho nhà cầm quân tài ba nhiều tri thức quý báu từ truyền thống đánh giặc của cha ông, những bài học kinh nghiệm của sự nghiệp giữ nước. Ông đã vận dụng nhuần nhuyễn những kinh nghiệm đó trong suốt sự nghiệp chỉ huy xây dựng quân đội và tác chiến của mình.
Võ Nguyên Giáp, tướng Giáp, anh Văn - như mọi người quý trọng và thân thiết gọi ông - cũng chính là người thực hiện trực tiếp và xuất sắc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, phát huy kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc trong thời đại mới, góp phần quan trọng phát triển hoàn thiện một Học thuyết quân sự Việt Nam - một phần đáng tự hào trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Truyền thống đánh giặc của dân tộc, truyền thống thao lược và nhân văn, được Võ Nguyên Giáp làm tỏa sáng đã làm nên sức mạnh to lớn dẫn dắt quân và dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng trong thế kỷ 20 rực lửa.
Từ ngày đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục. Những năm cuối đời, ông tích cực tham gia công tác nghiên cứu lý luận, có cống hiến quan trọng về nghiên cứu và phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn hết lòng đóng góp với đất nước nhiều vấn đề quan trọng.
Với gần 100 tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối quân sự của Đảng, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân…, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh.
Dù tuổi đã cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dẫn đầu trong việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, ông là Chủ nhiệm Chương trình khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh (1991–1995) và đạt kết quả xuất sắc. (Ảnh tư liệu)
Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng mang đầy đủ phẩm chất của một nhà khoa học lớn. Ông luôn gắn lý luận với thực tiễn, rất coi trọng thực tiễn, nghiên cứu tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, tìm ra quy luật chỉ đạo công tác, luôn gợi mở sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới, tìm ra phương sách phù hợp với thực tiễn, không bảo thủ, giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
Ông luôn coi trọng việc tự học tập, nghiên cứu, tập hợp trí tuệ của tập thể, của chuyên gia, của các nhà khoa học và những kinh nghiệm trong thực tiễn của nhân dân ở trong nước cũng như trên thế giới để làm giàu cho trí tuệ của mình.
Ông là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược xa và rộng, phát hiện và chỉ đạo những vấn đề chiến lược, không chỉ trong quân sự mà cả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, đối ngoại.
Một tâm thế kiên định từ trí tuệ mẫn tiệp
Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh càng bồi đắp thêm “bản lĩnh Nhẫn” của ông, để ông chống giặc thời nay thắng lợi, để ông vượt qua mọi gian nan sóng gió cuộc đời. Đại tướng đã “hành nhẫn” một cách minh triết trong suốt cuộc đời mình.
Người ta đã nói nhiều đến chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đối với ông, Nhẫn trước hết là để giảm bớt hy sinh của chiến sĩ, để yêu thương con người. Trong việc cầm quân, khi chưa “chắc thắng”, ông kiên trì “đánh chắc, tiến chắc”, không bao giờ manh động phiêu lưu. Trong cuộc sống đời thường, ông là vị tướng đứng đầu quân đội, nhưng sống gần gũi, thân ái, đoàn kết, chân thành với đồng chí đồng đội, tôn trọng, thương yêu, dân chủ, bình đẳng, rộng lượng đối với cấp dưới và gần gũi với nhân dân.
Một phút giây đời thường của Đại tướng. (Ảnh tư liệu)
"Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng - sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy”.Chị Võ Hòa Bình (thứ nữ của Đại tướng) đã có lần nói về chữ Nhẫn của cha mình.
Nhìn từ chiều cạnh khác, trước khi trở thành nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà sử học, là một trí thức. Sau này ông bộc bạch: Tư duy sử học đã giúp ông rất nhiều trong khi chỉ huy cuộc kháng chiến. Sự gặp nhau giữa sử học và quân sự là phải tôn trọng sự thật - cho dù đó là sự thật đau đớn - và phải xem xét sự vật, hiện tượng trên quan điểm lịch sử trong quá trình vận động biện chứng của nó. Cái (thói quen) nhìn điềm tĩnh và khách quan của nhà sử học cũng góp phần hình thành “tâm tính nhẫn” ở họ.
“Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm” và còn hơn thế…
Khi đánh giá sự nghiệp và phẩm chất của một võ tướng người ta hay dùng những chữ trung, chữ trí, chữ dũng, chữ công. Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người ta còn thường nói tới chữ văn, chữ đức, chữ nhân.
Năm 1996, Giáo sư Vũ Khiêu mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp câu đối: “Võ công truyền quốc sử / Văn đức quán nhân tâm” nhân dịp Đại tướng tròn 85 tuổi. Ngẫm lại ý tứ của câu đối, thấy sự đánh giá tổng quát đó sâu sắc nhưng có vẻ như vẫn chưa đủ độ bao quát. “Võ công” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt ngoài phạm vi quốc gia. “Văn đức” của ông không chỉ chinh phục nhân tâm của nhân dân Việt Nam mà đã chinh phục nhân tâm cả nhân loại. Ông là vị tướng văn võ song toàn, là một Tổng Tư lệnh đức tài trọn vẹn.
“...Không ai là anh hùng nếu không được người khác truy nhận. Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên chở trên sức mạnh của huyền thoại. Không có huyền thoại thì không có anh hùng. Không có huyền thoại cộng đồng thì không có anh hùng dân tộc. Huyền thoại ấy không phải do một thế lực nào nặn ra. Tự nhiên nó đến qua sự giao cảm thần kỳ giữa một dân tộc với vị anh hùng của họ.Từ Paris, trong những ngày ở Việt Nam đang diễn ra Quốc tang Đại tướng (10/2013), Giáo sư Cao Huy Thuần viết về “Huyền thoại” Võ Nguyên Giáp.
Đại Tướng đang đi vào huyền thoại ấy. Đã là huyền thoại thì không nên cắt nghĩa bằng luận lý. Không nên hỏi: đâu phải chỉ một mình Đại Tướng hiến cả cuộc đời cho độc lập dân tộc? Nhưng huyền thoại là vậy: Huyền thoại của Việt Nam muốn rằng vị anh hùng của dân tộc là tướng. Chẳng phải Đại Tướng là cha đẻ của một quân đội chỉ có dăm ba khẩu súng trường lúc khai sinh đó sao? Chẳng phải chỉ gọi "Đại Tướng" là ai cũng biết đích danh một người?”.
ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP
Tin cùng chuyên mục
-
Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo !
01/08/2024 22:35:46 -
Bài tuyên truyền: Một số kiêng kỵ trong chế biến thức ăn
31/07/2024 00:00:00 -
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024); 94 năm ngày truyền thống Đảng bộ huyện Thọ Xuân (22/7/1930 - 22/7/2024)
29/07/2024 00:00:00 -
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
29/07/2024 00:00:00
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VĂN - VÕ, ĐỨC - TÀI ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo đội quân của nhân dân Việt Nam đi qua cuộc trường chinh hơn 30 năm - tính từ khi một đội vũ trang tuyên truyền nhỏ (chỉ 34 người) được thành lập trong buổi chiều muộn ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (tỉnh Cao Bằng). Cuộc trường chinh mà ông cùng cả dân tộc kiêu hãnh đi qua nhằm mục tiêu giành lại quyền (được) độc lập dân tộc, quyền (được) hạnh phúc cho nhân dân, thay thế ách cai trị thực dân - một vết nhơ trong văn hóa nhân loại - bằng một xã hội tốt đẹp hơn, vì con người. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa đó đã xác lập một vị thế mới cho một dân tộc bị xóa tên trên bản đồ. Thắng lợi của cuộc trường chinh đó cũng vinh danh một vị tướng của nhân dân trở thành một huyền thoại quân sự của thế kỷ 20, người đã chỉ huy một quân đội phát triển từ con số 0 đánh thắng những lực lượng hùng hậu hàng đầu thế giới. Hơn thế, Việt Nam - Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng chiến thắng của những dân tộc bị áp bức vùng lên đòi lại những giá trị nhân quyền, nhân đạo, nhân văn cho mình.
Đại tướng của chiến tranh nhân dân
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey trong "Thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam," sau khi điểm qua quá trình chỉ huy của vị Tổng Tư lệnh nổi tiếng của quân đội nhân dân Việt Nam, đã nhận xét rằng: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.
Nhưng trước hết, gần dân, am hiểu về nhân dân, tin tưởng ở nhân dân là yếu tố quan trọng hàng đầu để Võ Nguyên Giáp trở thành vị tướng vĩ đại nhất của chiến tranh nhân dân.
Nhà sử học Pháp Georges Boudarel, trong cuốn sách nổi tiếng của mình - "Giáp" (đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam năm 2012, dưới tên Võ Nguyên Giáp), nêu những câu hỏi: Một người chưa từng ngồi trên ghế các nhà trường quân sự đã đối đầu thắng lợi với 15 sĩ quan cao cấp, có nhiều kinh nghiệm nhất, được đào tạo bài bản tại các trường quân sự nổi tiếng nhất phương Tây (Saint-Cyr, West Point)? Một dân tộc nhỏ bé (về quy mô và tiềm lực) với những “người nhà quê” (về tính chất) lại đương đầu được với vũ khí hiện đại? Những người du kích không đủ vũ khí và cả quần áo mặc lại chiến thắng những “ông lớn” được trang bị “tận răng”, đi ủng cao và mặc quân phục dã chiến?...
Và Georges Boudarel cũng đưa ra câu trả lời chung cho những câu hỏi đó: “Với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các bạn chiến đấu của mình, cụm từ 'chiến tranh nhân dân' không ngừng trở thành khẩu hiệu động viên toàn thể dân tộc, được thực hiện hàng ngày”. Trước năm 1946, ít nhà quan sát người Pháp biết và trước những năm 1960 còn ít hơn nữa các nhà phân tích Mỹ hiểu được điều này.
Lý giải cho cốt lõi của những nguyên nhân giải thích việc Võ Nguyên Giáp có thể đưa ra những quyết định quân sự quan trọng làm nên chiến thắng của một đội quân ban đầu chỉ có chân đất, áo vải, vũ khí thô sơ, những người chiến sĩ “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” trước những đối phương hùng mạnh chỉ có thể là: Sự am hiểu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc (ông là giáo viên sử học) cùng với sự mẫn tiệp của phương pháp tư duy triết học và luật học (ông đã được đào tạo chính quy những môn này bằng những giáo trình của người Pháp) kết hợp chặt chẽ với sự vận dụng nhuần nhuyễn những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong một con người có nhiều tố chất tài năng.
Tư tưởng quân sự truyền thống Việt Nam từ lịch sử là “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”... Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo toàn lực lượng để phát triển sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài. Đây cũng là những nét văn hóa quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 nhưng đã có cơ sở từ bề dày ngàn năm giành và giữ nền độc lập của các thế hệ cha ông.
Kế thừa và phát huy kinh nghiệm từ lịch sử về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến: có quân triều đình, quân các lộ, các đạo hương binh, dân binh..., lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Khi coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực “vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương” - coi đây “là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”. Sức mạnh của lực lượng vũ trang là sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo trực tiếp và làm nên thành công cho sự nghiệp xây dựng một quân đội nhân dân Việt Nam theo những tư tưởng lớn đó.
Thiên tài quân sự thao lược và nhân văn
Không phải ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã là Tướng Giáp lừng danh sử sách - từ tháng 1/1948 ông mới được phong cấp này. Trước khi là một nhà quân sự lỗi lạc trong thế kỷ 20, là biểu tượng chiến thắng của các thuộc địa kiểu cũ vùng lên giành độc lập sau Điện Biên Phủ - Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã là nhà giáo, nhà báo. Ông trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936 - 1939 khi Đảng Cộng sản còn chưa giành được chính quyền; là học trò, là đồng chí gần gũi, là cán bộ quan trọng của Hồ Chí Minh trong những năm sau đó.
Sau ngày độc lập, Võ Nguyên Giáp là một chính khách (Bộ trưởng Nội vụ) trong Chính phủ cách mạng lâm thời, sát cánh cùng với Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ Chính quyền nhân dân non trẻ. Ông chuyển dần sang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quân đội và chỉ huy cuộc chiến đấu không cân sức của quân và dân Việt Nam với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp khi cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai được các thế lực thực dân hung hăng ở Pháp thổi bùng. Càng ngày, tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp càng được khẳng định và vai trò của ông trở nên không thể thay thế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn kiên trì với tư tưởng quân sự đậm tính nhân văn. Điểm nổi bật trong những quyết định quan trọng của ông là nhãn quan chiến lược tinh tường, luôn giữ chắc mục tiêu chiến lược nhưng không giáo điều, không tư duy theo những “đường mòn” mà luôn suy nghĩ độc lập, không ngừng sáng tạo. Đó chính là cách “cầm quân” của Võ Nguyên Giáp. Ông luôn đến với các chiến sĩ, đồng chí, đồng bào bằng tình cảm của một người thân thiết.
Với người có trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến trường, một quyết định đúng sẽ giúp giành chiến thắng với ít sự hy sinh. Một quyết định sai sẽ trở thành thảm họa, đặc biệt với những quyết định ở tầm chiến lược. Cuộc kháng chiến trường kỳ giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta trong thế kỷ trước đã nhiều lần chứng minh điều này.
“Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa bảo đảm thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho chiến sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất…”.
Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo đánh giá về nghệ thuật quân sự Võ Nguyên Giáp.
Trong Chiến dịch Biên giới (tháng 9/1950), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định đổi mục tiêu tấn công mở màn từ Cao Bằng chuyển qua Đông Khê sau khi trinh sát quân báo, hậu cần, kế hoạch đã sửa soạn xong cho mục tiêu Cao Bằng. Ông nhận thấy pháo đài Cao Bằng được xây khá kiên cố, địa hình lại hiểm trở, ba mặt là sông, mặt sau là núi. Vì vậy, Đại tướng đã quyết định không chọn đánh Cao Bằng. Thay vào đó, Đại tướng và Bộ Tổng tham mưu chọn Đông Khê, một cứ điểm tương đối yếu hơn nằm trên tuyến đường số 4. Kết quả của chiến dịch Biên giới, đã chứng minh sự sáng suốt của quyết định đó. Bộ đội ta thương vong ít nhưng đạt được tất cả các mục tiêu của chiến dịch. Không chỉ vậy còn thu được hàng ngàn tấn chiến lợi phẩm, đủ trang bị cho các sư đoàn chủ lực mới được thành lập.
Tháng 1/1954, tại Điện Biên Phủ, pháo đã được kéo vào trận địa, phương án tiến công đã thông qua. Điểm quyết chiến chiến lược đã được chọn, trận đánh quyết định sắp bắt đầu…
Sáng ngày 26/1/1954, các sĩ quan giúp việc cho Đại tướng Tổng Tư lệnh gặp ông nghiên cứu bản đồ với một nắm ngải cứu quấn trên đầu. Ông giải thích: “Mười một ngày qua tôi suy nghĩ rất nhiều, đêm qua tôi không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu nhưng những yếu tố chắc thắng thì quân ta chưa hoàn toàn nắm được…”. Ông mời cố vấn Vi Quốc Thanh sang họp gấp và trong buổi sáng hôm đó cố vấn Vi Quốc Thanh được nghe một quyết định quan trọng của “Võ Tổng”: “Theo tôi, nếu đánh theo kế hoạch cũ (đánh nhanh thắng nhanh trong ba đêm hai ngày, tập trung hỏa lực tiêu diệt máy bay và pháo binh địch ngay trong đêm đầu tiên… - NV) thì sẽ thất bại…”.
Dựa trên tất cả những thông tin thu được của địch và tình hình thực tế của ta, Đại tướng đã có một quyết định quan trọng gây sửng sốt cho cả Bộ chỉ huy chiến dịch và đoàn cố vấn Trung Quốc: kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
Sau này Đại tướng cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Nhiều ý kiến trong cuộc họp Đảng ủy mặt trận hơn nửa giờ sau đó vẫn nghiêng về quyết tâm đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng lý lẽ của vị Tổng Tư lệnh dựa trên nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng” đã thuyết phục được những vị tướng khác đi đến nhất trí với phương án mới.
Đó là lúc 11 giờ trưa ngày 26/1/1954, chỉ vài giờ trước khi bộ đội ta nổ súng. Quyết định quan trọng này đã quyết định vận mệnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng Lê Trọng Tấn sau này đã nhận xét: “Nếu không có thay đổi trên, cuộc kháng chiến có thể phải chậm mất 10 năm”.
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mac Donald trong công trình của mình - "Giáp, một sự đánh giá" (1992) đã viết: “Điều làm Điện Biên Phủ nổi tiếng chính là ở cách đánh, ở tiến trình phát triển của cuộc chiến cũng như kết cục và những hệ quả mà nó dẫn đến… Tất cả những điều đó đã khiến Điện Biên Phủ trở thành trận đánh quyết định của thời đại và đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp vào sử sách”.
Cách cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thế. Lúc cần, ông rất thận trọng “đánh chắc tiến chắc”. Khi thời cơ đến, ông kiên quyết hạ lệnh “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” - quyết giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.
Những quyết định được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đưa ra ở tầm chiến lược đều dựa trên sự phân tích chặt chẽ, khoa học, toàn diện về binh lực, về địa hình, cả về chính trị, ngoại giao, về những tác động sụp đổ dây chuyền của địch khi bị “điểm đúng huyệt” để chọn đúng phương án tác chiến hữu hiệu nhất. Tất cả các quyết định của ông đều dựa chắc trên tư duy khoa học, trí tuệ sáng suốt và sự nhạy cảm hiếm có của một thiên tài quân sự.
Các học giả thế giới đều nhất trí đánh giá về “tính nhân dân và nhân văn” rất đậm nét trong sự nghiệp của vị Tổng chỉ huy lỗi lạc Võ Nguyên Giáp. Ông là vị tướng đứng đầu quân đội, nhưng sống gần gũi, thân ái, đoàn kết, chân thành với đồng chí đồng đội, tôn trọng, thương yêu, dân chủ, bình đẳng rộng lượng đối với cấp dưới và gần gũi với nhân dân. Trên hết, “Anh Văn” luôn coi việc được đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước tin yêu, kính trọng và ủng hộ là phần thưởng cao quý nhất, là nguồn động viên to lớn nhất giúp Anh vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Bác Hồ, nhân dân giao phó.
Đồng chí, đồng đội, nhân dân cũng dành cho ông những tình cảm sâu đậm.
“Từ ngày Anh về nghỉ hơn 20 năm nay, trong những ngày Lễ, ngày Tết, ngày sinh nhật, hàng năm có đến trên dưới 200 đoàn (20-30 đoàn quốc tế), trên dưới 2.000 người trong cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm hỏi, chúc mừng. Hiếm có người lãnh đạo đã về nghỉ mà nhân dân lại đến thăm hỏi đông đảo và có tình cảm sâu nặng như vậy. Đồng bào, đồng chí đến thăm Anh vì tình cảm yêu mến, quý trọng Anh tự đáy lòng, chứ không vì mục đích gì khác”.Đại tá Nguyễn Huyên - Phụ trách Văn phòng của Đại tướng, chia sẻ khi sinh thời.
Một trí thức, một nhà văn hóa lớn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một thiên tài quân sự, một anh hùng mà còn là một nhà văn hóa lớn. Ông đã cùng nhân dân Việt Nam viết nên những trang sử oanh liệt của dân tộc và cũng là người chép lại chính những trang sử đó. Ông ở trong số hiếm hoi những tướng lĩnh không những chỉ huy chiến đấu thắng lợi mà còn tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và nghệ thuật quân sự, để lại nhiều tác phẩm có giá trị như “binh thư” thời hiện đại.
Trước khi trở thành nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà sử học. Theo bộc bạch của ông: Tư duy sử học đã giúp ông rất nhiều trong khi chỉ huy cuộc kháng chiến. Sự gặp nhau giữa sử học và quân sự là phải tôn trọng sự thật - cho dù đó là sự thật đau đớn - và phải xem xét sự vật trên quan điểm lịch sử trong quá trình vận động biện chứng của nó.
Sự am tường sử học cũng cung cấp cho nhà cầm quân tài ba nhiều tri thức quý báu từ truyền thống đánh giặc của cha ông, những bài học kinh nghiệm của sự nghiệp giữ nước. Ông đã vận dụng nhuần nhuyễn những kinh nghiệm đó trong suốt sự nghiệp chỉ huy xây dựng quân đội và tác chiến của mình.
Võ Nguyên Giáp, tướng Giáp, anh Văn - như mọi người quý trọng và thân thiết gọi ông - cũng chính là người thực hiện trực tiếp và xuất sắc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, phát huy kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc trong thời đại mới, góp phần quan trọng phát triển hoàn thiện một Học thuyết quân sự Việt Nam - một phần đáng tự hào trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Truyền thống đánh giặc của dân tộc, truyền thống thao lược và nhân văn, được Võ Nguyên Giáp làm tỏa sáng đã làm nên sức mạnh to lớn dẫn dắt quân và dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng trong thế kỷ 20 rực lửa.
Từ ngày đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục. Những năm cuối đời, ông tích cực tham gia công tác nghiên cứu lý luận, có cống hiến quan trọng về nghiên cứu và phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn hết lòng đóng góp với đất nước nhiều vấn đề quan trọng.
Với gần 100 tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối quân sự của Đảng, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân…, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh.
Dù tuổi đã cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dẫn đầu trong việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, ông là Chủ nhiệm Chương trình khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh (1991–1995) và đạt kết quả xuất sắc. (Ảnh tư liệu)
Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng mang đầy đủ phẩm chất của một nhà khoa học lớn. Ông luôn gắn lý luận với thực tiễn, rất coi trọng thực tiễn, nghiên cứu tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, tìm ra quy luật chỉ đạo công tác, luôn gợi mở sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới, tìm ra phương sách phù hợp với thực tiễn, không bảo thủ, giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
Ông luôn coi trọng việc tự học tập, nghiên cứu, tập hợp trí tuệ của tập thể, của chuyên gia, của các nhà khoa học và những kinh nghiệm trong thực tiễn của nhân dân ở trong nước cũng như trên thế giới để làm giàu cho trí tuệ của mình.
Ông là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược xa và rộng, phát hiện và chỉ đạo những vấn đề chiến lược, không chỉ trong quân sự mà cả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, đối ngoại.
Một tâm thế kiên định từ trí tuệ mẫn tiệp
Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh càng bồi đắp thêm “bản lĩnh Nhẫn” của ông, để ông chống giặc thời nay thắng lợi, để ông vượt qua mọi gian nan sóng gió cuộc đời. Đại tướng đã “hành nhẫn” một cách minh triết trong suốt cuộc đời mình.
Người ta đã nói nhiều đến chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đối với ông, Nhẫn trước hết là để giảm bớt hy sinh của chiến sĩ, để yêu thương con người. Trong việc cầm quân, khi chưa “chắc thắng”, ông kiên trì “đánh chắc, tiến chắc”, không bao giờ manh động phiêu lưu. Trong cuộc sống đời thường, ông là vị tướng đứng đầu quân đội, nhưng sống gần gũi, thân ái, đoàn kết, chân thành với đồng chí đồng đội, tôn trọng, thương yêu, dân chủ, bình đẳng, rộng lượng đối với cấp dưới và gần gũi với nhân dân.
Một phút giây đời thường của Đại tướng. (Ảnh tư liệu)
"Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng - sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy”.Chị Võ Hòa Bình (thứ nữ của Đại tướng) đã có lần nói về chữ Nhẫn của cha mình.
Nhìn từ chiều cạnh khác, trước khi trở thành nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà sử học, là một trí thức. Sau này ông bộc bạch: Tư duy sử học đã giúp ông rất nhiều trong khi chỉ huy cuộc kháng chiến. Sự gặp nhau giữa sử học và quân sự là phải tôn trọng sự thật - cho dù đó là sự thật đau đớn - và phải xem xét sự vật, hiện tượng trên quan điểm lịch sử trong quá trình vận động biện chứng của nó. Cái (thói quen) nhìn điềm tĩnh và khách quan của nhà sử học cũng góp phần hình thành “tâm tính nhẫn” ở họ.
“Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm” và còn hơn thế…
Khi đánh giá sự nghiệp và phẩm chất của một võ tướng người ta hay dùng những chữ trung, chữ trí, chữ dũng, chữ công. Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người ta còn thường nói tới chữ văn, chữ đức, chữ nhân.
Năm 1996, Giáo sư Vũ Khiêu mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp câu đối: “Võ công truyền quốc sử / Văn đức quán nhân tâm” nhân dịp Đại tướng tròn 85 tuổi. Ngẫm lại ý tứ của câu đối, thấy sự đánh giá tổng quát đó sâu sắc nhưng có vẻ như vẫn chưa đủ độ bao quát. “Võ công” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt ngoài phạm vi quốc gia. “Văn đức” của ông không chỉ chinh phục nhân tâm của nhân dân Việt Nam mà đã chinh phục nhân tâm cả nhân loại. Ông là vị tướng văn võ song toàn, là một Tổng Tư lệnh đức tài trọn vẹn.
“...Không ai là anh hùng nếu không được người khác truy nhận. Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên chở trên sức mạnh của huyền thoại. Không có huyền thoại thì không có anh hùng. Không có huyền thoại cộng đồng thì không có anh hùng dân tộc. Huyền thoại ấy không phải do một thế lực nào nặn ra. Tự nhiên nó đến qua sự giao cảm thần kỳ giữa một dân tộc với vị anh hùng của họ.Từ Paris, trong những ngày ở Việt Nam đang diễn ra Quốc tang Đại tướng (10/2013), Giáo sư Cao Huy Thuần viết về “Huyền thoại” Võ Nguyên Giáp.
Đại Tướng đang đi vào huyền thoại ấy. Đã là huyền thoại thì không nên cắt nghĩa bằng luận lý. Không nên hỏi: đâu phải chỉ một mình Đại Tướng hiến cả cuộc đời cho độc lập dân tộc? Nhưng huyền thoại là vậy: Huyền thoại của Việt Nam muốn rằng vị anh hùng của dân tộc là tướng. Chẳng phải Đại Tướng là cha đẻ của một quân đội chỉ có dăm ba khẩu súng trường lúc khai sinh đó sao? Chẳng phải chỉ gọi "Đại Tướng" là ai cũng biết đích danh một người?”.
ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com