Đảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài!: - Giải pháp cho chất lượng
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) luôn là vấn đề "nóng" diễn ra hàng ngày, hàng giờ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Thời gian qua, Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cao hơn trong công tác này yêu cầu đặt ra cả trước mắt và lâu dài là phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ ATTP.
Thực tế hiện nay cho thấy, thực phẩm "bẩn" ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng. Các chuyên gia y tế cho rằng, sử dụng thực phẩm "bẩn" có chứa chất độc hại về lâu dài có thể dẫn đến mắc các bệnh ung thư, bệnh mạn tính... Để từng bước ngăn chặn tình trạng thực phẩm "bẩn" tràn lan trên thị trường, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đặc biệt là công tác thanh, kiểm tra được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Theo đó, thời gian qua, cấp ủy chính quyền các cấp và ngành chức năng luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt giải pháp này, vừa để nâng cao nhận thức cũng như xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP đã được các ngành, các cấp chủ động triển khai, tăng cường phối hợp liên ngành, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm. Từ tháng 9-2021 đến nay, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh đã thành lập 39 đoàn kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm về ATTP như: Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, Tháng Hành động vì ATTP, mùa du lịch, Tết Trung thu. Qua đó, thực hiện kiểm tra 897 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; phát hiện 133 cơ sở vi phạm (chiếm 15%), phạt tiền 133 cơ sở với số tiền hơn 770 triệu đồng.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với 4.239 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 476 cơ sở vi phạm (chiếm 11,2%), phạt tiền 476 cơ sở với số tiền gần 1.863 triệu đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 2.826 vụ vi phạm về ATTP, phạt tiền gần 11.000 triệu đồng. Công an tỉnh đã phát hiện, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh kiểm tra, xử lý 252 vụ việc vi phạm về ATTP, phạt tiền gần 1.800 triệu đồng. UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP đối với 57.070 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện 5.594 cơ sở vi phạm (chiếm 9,8%), phạt tiền 2.796 cơ sở với số tiền gần 5.500 triệu đồng, nhắc nhở, cảnh cáo 2.798 cơ sở. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ATTP được thiết lập từ cấp tỉnh đến cấp xã; hàng năm tiếp nhận và xử lý kịp thời nhiều vụ việc có dấu hiện vi phạm pháp luật về ATTP.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đưa vào sản xuất thực phẩm (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi) đã được quan tâm thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 2.031 cơ sở, phát hiện và xử lý 282 cơ sở vi phạm (chiếm 13,9%) với tổng số tiền xử phạt gần 1.574,7 triệu đồng.
Điển hình như, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Dũng, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) về các hành vi: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà có một trong các chỉ tiêu ATTP không phù hợp với mức quy định với số tiền phạt hơn 424 triệu đồng. Công an tỉnh tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Văn Tiến Dũng, Khu phố 2 Thanh Minh, phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) có hành vi kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản ngoài danh mục được phép sử dụng (cá khoai có chứa Formo) với số tiền phạt 80 triệu đồng.
Theo ông Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh, các nội dung vi phạm chủ yếu là điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ không đạt yêu cầu; bảo quản thực phẩm, thực hành ATTP không đúng quy định; không kiểm thực ba bước, kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc, xuất xứ... Qua kiểm tra, các đoàn đều chỉ rõ những thiếu sót trên để các cơ sở khắc phục và yêu cầu địa phương hậu kiểm để đánh giá tình hình thực hiện. Đặc biệt, qua kiểm tra có sự nhắc nhở, xử phạt nghiêm minh, mang tính răn đe và thông báo danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự chuyển biến tích cực trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Ngoài tiến hành kiểm tra, các thành viên đoàn thanh tra còn tập trung tuyên truyền, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP; làm rõ vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh.
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Mặc dù đã thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, song, thực tế cho thấy, việc xử lý vi phạm ATTP vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do chế tài xử lý còn quá nhẹ, mới chỉ dừng ở mức xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền nên chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, việc xử phạt vi phạm ATTP chủ yếu tập trung ở các nội dung: Vi phạm quy định về kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; điều kiện vệ sinh cơ sở; điều kiện trang thiết bị dụng cụ; điều kiện về con người; ghi nhãn thực phẩm; chất lượng sản phẩm thực phẩm... Trong khi, đối với thực phẩm tươi sống, việc kiểm tra mang tính chuyên sâu để phát hiện các hóa chất tồn dư, chất cấm vẫn còn hạn chế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tươi sống - mặt hàng "chủ lực" có trong bữa ăn hằng ngày của người dân vẫn còn những khoảng trống nhất định. Thêm một "lỗ hổng" nữa về xử lý ATTP đó là công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP chưa chặt chẽ; sự thiếu kiên quyết xử lý vi phạm về ATTP ở một số địa phương... Bên cạnh đó, ở xã, phường, thị trấn, hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh là nhỏ lẻ; nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh còn hạn chế, chưa có ý thức mua sắm trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định, dù có tổ chức kiểm tra cũng chỉ tuyên truyền, nhắc nhở là chính.
Những bất cập, hạn chế nêu trên đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, sự giám sát từ nhiều cấp, nhiều ngành.
Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra cần thiết thực, cụ thể, không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra giấy phép sản xuất, kinh doanh, vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, điều kiện con người... mà phải đi sâu vào kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm, chất cấm hoặc kiểm tra những nơi có nguy cơ xảy ra ngộ độc, cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm... Cùng với đó, việc đưa ra chế tài xử phạt đủ sức răn đe trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và cấp bách. Những đối tượng vi phạm cần xử lý nghiêm khắc nhằm sàng lọc và giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển.
Về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc. Kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép lên nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm bảo đảm ATTP cho cộng đồng.
Theo ông Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh: Để công tác quản lý VSATTP trong thời gian tới đạt hiệu quả, từng bước ngăn chặn thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tham mưu kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi những bất cập, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo đảm ATTP.
Cụ thể, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về ATTP. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP, trọng tâm là giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã; kiến thức thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản về quản lý ATTP, giao chỉ tiêu hàng năm về công tác đảm bảo ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; ban hành các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và xây dựng xã ATTP, trọng tâm là xây dựng và nhân rộng các mô hình: Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, giết mổ gia súc, gia cầm ATTP, chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP và xã đạt tiêu chí ATTP; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm. Tăng cường hoạt động khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn; giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh.
"Cuộc chiến" chống thực phẩm bẩn không đơn thuần là lo miếng ăn, đồ uống, nhu cầu thường ngày mà còn là bảo đảm chất lượng giống nòi. Bởi vậy, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa với những giải pháp căn cơ hơn.
Đảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài!: - Giải pháp cho chất lượng
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) luôn là vấn đề "nóng" diễn ra hàng ngày, hàng giờ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Thời gian qua, Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cao hơn trong công tác này yêu cầu đặt ra cả trước mắt và lâu dài là phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ ATTP.
Thực tế hiện nay cho thấy, thực phẩm "bẩn" ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng. Các chuyên gia y tế cho rằng, sử dụng thực phẩm "bẩn" có chứa chất độc hại về lâu dài có thể dẫn đến mắc các bệnh ung thư, bệnh mạn tính... Để từng bước ngăn chặn tình trạng thực phẩm "bẩn" tràn lan trên thị trường, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đặc biệt là công tác thanh, kiểm tra được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Theo đó, thời gian qua, cấp ủy chính quyền các cấp và ngành chức năng luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt giải pháp này, vừa để nâng cao nhận thức cũng như xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP đã được các ngành, các cấp chủ động triển khai, tăng cường phối hợp liên ngành, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm. Từ tháng 9-2021 đến nay, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh đã thành lập 39 đoàn kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm về ATTP như: Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, Tháng Hành động vì ATTP, mùa du lịch, Tết Trung thu. Qua đó, thực hiện kiểm tra 897 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; phát hiện 133 cơ sở vi phạm (chiếm 15%), phạt tiền 133 cơ sở với số tiền hơn 770 triệu đồng.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với 4.239 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 476 cơ sở vi phạm (chiếm 11,2%), phạt tiền 476 cơ sở với số tiền gần 1.863 triệu đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 2.826 vụ vi phạm về ATTP, phạt tiền gần 11.000 triệu đồng. Công an tỉnh đã phát hiện, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh kiểm tra, xử lý 252 vụ việc vi phạm về ATTP, phạt tiền gần 1.800 triệu đồng. UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP đối với 57.070 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện 5.594 cơ sở vi phạm (chiếm 9,8%), phạt tiền 2.796 cơ sở với số tiền gần 5.500 triệu đồng, nhắc nhở, cảnh cáo 2.798 cơ sở. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ATTP được thiết lập từ cấp tỉnh đến cấp xã; hàng năm tiếp nhận và xử lý kịp thời nhiều vụ việc có dấu hiện vi phạm pháp luật về ATTP.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đưa vào sản xuất thực phẩm (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi) đã được quan tâm thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 2.031 cơ sở, phát hiện và xử lý 282 cơ sở vi phạm (chiếm 13,9%) với tổng số tiền xử phạt gần 1.574,7 triệu đồng.
Điển hình như, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Dũng, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) về các hành vi: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà có một trong các chỉ tiêu ATTP không phù hợp với mức quy định với số tiền phạt hơn 424 triệu đồng. Công an tỉnh tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Văn Tiến Dũng, Khu phố 2 Thanh Minh, phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) có hành vi kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản ngoài danh mục được phép sử dụng (cá khoai có chứa Formo) với số tiền phạt 80 triệu đồng.
Theo ông Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh, các nội dung vi phạm chủ yếu là điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ không đạt yêu cầu; bảo quản thực phẩm, thực hành ATTP không đúng quy định; không kiểm thực ba bước, kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc, xuất xứ... Qua kiểm tra, các đoàn đều chỉ rõ những thiếu sót trên để các cơ sở khắc phục và yêu cầu địa phương hậu kiểm để đánh giá tình hình thực hiện. Đặc biệt, qua kiểm tra có sự nhắc nhở, xử phạt nghiêm minh, mang tính răn đe và thông báo danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự chuyển biến tích cực trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Ngoài tiến hành kiểm tra, các thành viên đoàn thanh tra còn tập trung tuyên truyền, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP; làm rõ vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh.
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Mặc dù đã thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, song, thực tế cho thấy, việc xử lý vi phạm ATTP vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do chế tài xử lý còn quá nhẹ, mới chỉ dừng ở mức xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền nên chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, việc xử phạt vi phạm ATTP chủ yếu tập trung ở các nội dung: Vi phạm quy định về kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; điều kiện vệ sinh cơ sở; điều kiện trang thiết bị dụng cụ; điều kiện về con người; ghi nhãn thực phẩm; chất lượng sản phẩm thực phẩm... Trong khi, đối với thực phẩm tươi sống, việc kiểm tra mang tính chuyên sâu để phát hiện các hóa chất tồn dư, chất cấm vẫn còn hạn chế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tươi sống - mặt hàng "chủ lực" có trong bữa ăn hằng ngày của người dân vẫn còn những khoảng trống nhất định. Thêm một "lỗ hổng" nữa về xử lý ATTP đó là công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP chưa chặt chẽ; sự thiếu kiên quyết xử lý vi phạm về ATTP ở một số địa phương... Bên cạnh đó, ở xã, phường, thị trấn, hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh là nhỏ lẻ; nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh còn hạn chế, chưa có ý thức mua sắm trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định, dù có tổ chức kiểm tra cũng chỉ tuyên truyền, nhắc nhở là chính.
Những bất cập, hạn chế nêu trên đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, sự giám sát từ nhiều cấp, nhiều ngành.
Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra cần thiết thực, cụ thể, không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra giấy phép sản xuất, kinh doanh, vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, điều kiện con người... mà phải đi sâu vào kiểm tra dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm, chất cấm hoặc kiểm tra những nơi có nguy cơ xảy ra ngộ độc, cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm... Cùng với đó, việc đưa ra chế tài xử phạt đủ sức răn đe trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và cấp bách. Những đối tượng vi phạm cần xử lý nghiêm khắc nhằm sàng lọc và giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển.
Về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc. Kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép lên nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm bảo đảm ATTP cho cộng đồng.
Theo ông Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh: Để công tác quản lý VSATTP trong thời gian tới đạt hiệu quả, từng bước ngăn chặn thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tham mưu kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi những bất cập, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo đảm ATTP.
Cụ thể, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về ATTP. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP, trọng tâm là giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã; kiến thức thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản về quản lý ATTP, giao chỉ tiêu hàng năm về công tác đảm bảo ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; ban hành các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và xây dựng xã ATTP, trọng tâm là xây dựng và nhân rộng các mô hình: Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, giết mổ gia súc, gia cầm ATTP, chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP và xã đạt tiêu chí ATTP; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm. Tăng cường hoạt động khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn; giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh.
"Cuộc chiến" chống thực phẩm bẩn không đơn thuần là lo miếng ăn, đồ uống, nhu cầu thường ngày mà còn là bảo đảm chất lượng giống nòi. Bởi vậy, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa với những giải pháp căn cơ hơn.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com