Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86844

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (bài 3): Chính điện - Công trịnh kiến trúc nghệ thuật giàu giá trị

Ngày 25/09/2024 00:00:00

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (bài 3): Chính điện - Công trịnh kiến trúc nghệ thuật giàu giá trị

 

Tòa Chính điện Lam Kinh được ví như “linh hồn” của khu di tích, nhờ bởi sự bề thế, trang nghiêm và vai trò quan trọng của nó trong quần thể khu miếu điện, lăng tẩm Lam Kinh. Chính vì lẽ đó, quá trình phục dựng, tôn tạo công trình này đòi hỏi rất nhiều sự kỳ công, nghiêm túc.

rong-da-dien.jpg

 Ai từng có dịp về với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp, cùng sự bề thế bên ngoài, cầu kỳ bên trong của tòa Chính điện. Chính điện Lam Kinh tọa lạc ngay trung tâm quần thể Di tích Lam Kinh, cũng chính là nơi diễn ra các nghi thức long trọng, trang nghiêm ca ngợi, tôn vinh công đức của Vua Lê Thái tổ và vương triều Hậu Lê trong lịch sử. Thế nhưng, để có được dáng dấp như hiện tại, công trình này đã từng là phế tích với phần còn lại chỉ là hàng chục chân cột đá có đường kính lớn, nằm trơ trọi giữa bốn bề cỏ dại. Mặc dù các bộ chính sử không ghi chép riêng về công trình này, song với lịch sử ra đời và tồn tại đầy “nhọc nhằn” của khu miếu điện Lam Kinh, thì số phận thăng trầm của tòa Chính điện cũng không khó để lý giải.

 

Trong cuốn Khu Di tích Lam Kinh của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo, đã khái quát về sự ra đời của công trình: Điện chính ít nhất có 2 lần xây dựng, lần đầu ngay sau khi Lê Thái tổ mất đưa về an táng ở Lam Kinh, xây điện thờ (năm 1433). Không bao lâu điện bị cháy, phải làm lại lần thứ 2 (năm 1448). Đó là chưa kể những lần tu sửa trong thời gian tồn tại 3 thế kỷ. Tác phẩm cũng miêu tả khá kỹ về kiến trúc nghệ thuật của công trình quan trọng này: Kết quả khảo cổ cho thấy nền Điện chính xây chồng lên nền móng của một công trình trước đó. Chân móng bó vỉa gạch vồ, chìm dưới mặt nền có hai hàng gạch xây song song bao xung quanh nền tạo khoảng trống ở giữa - đây là hệ thống cống thoát nước. Điện chính có 139 chân tảng được gia cố móng chống lún bằng đất sét trộn lẫn với gạch, ngói, sỏi dầm kỹ. Chân tảng được chế tác có loại trơn, loại trang trí hoa cánh sen hoặc hoa cúc từ 8 đến 12 cánh, chất liệu đá granít màu xanh đen mịn, có lẽ lấy từ núi An Hoạch (núi Nhồi, Đông Sơn). Chân tảng gồm 2 phần: khung hình vuông, phía trên tròn dày nhô cao lên phần khung. Có 3 loại cột, cột cái có đường kính từ 75cm đến 85cm. Vua Lê Nhân tông đặt tên cho Điện chính là điện Quang Đức (phía trước) có 9 gian, điện Sùng Hiếu (ở giữa) có 4 gian, điện Diên Khánh (phía sau) có 9 gian, tổng cộng cả 3 điện có 22 gian liền kề nhau, với tổng diện tích gần 1.650m2, nền lát gạch đất nung cỡ 500x500x10 theo hình chéo, xen lẫn gạch vồ để cố định mặt nền.

 

Hàng hiên rộng 1,2m bao quanh Điện chính. Sát cạnh ngoài hiên, thẳng giọt gianh xuống có cống thoát nước cho toàn khu Điện chính. Kết cấu cống thoát nước đơn giản dùng gạch vồ xây hai thành cống chìm xuống dưới mặt nền, đáy cống lát loại gạch lát nền, mặt cống để trống, không đậy nắp để nhận nước và thoát nước nhanh. Toàn bộ khung của Điện chính không để lại một di vật chất liệu gỗ nào. Trong hố khai quật có than tro, đất màu đen, có lẽ là vết tích của những lần hỏa hoạn. Nhưng ta có thể đoán chắc rằng khung nhà làm bằng vật liệu gỗ, loại vật liệu chủ yếu dùng trong kiến trúc từ nhà dân đến các công trình công cộng có quy mô lớn như đình, chùa, vì rằng thời kỳ nhà Lê ở nước ta chưa có xi măng.

 

Có điện thờ tất phải có sân Rồng. Mặt sân lát gạch vuông to bản sau khi trải cát tạo nên. Mặt sân không có vữa miết mạch. Bốn cạnh sân Rồng tiếp giáp với các công trình: Điện chính, hai nhà Hữu vu, Tả vu và Nghi môn tường thành, được vỉa bằng gạch vồ cỡ lớn. Một lối đi được vỉa gạch tạo ra 3 lối nhỏ có chiều rộng tương xứng với lối đi kéo từ Nghi môn thẳng tới bậc thềm. Đến triều Lê Trung hưng (1533-1788) sân Rồng được trùng tu gần như làm lại hoàn toàn, mặt sân lát gạch có kích thước 45cmx45cmx6,5cm, có lẽ loại gạch này được sử dụng lần sửa cuối cùng ở Lam Kinh. Tầng văn hóa trên cùng phủ lấp mặt sân có đủ loại gốm sứ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, là dấu hiệu về sự đổ vỡ suy tàn của những công trình kiến trúc trong khu trung tâm vào thế kỷ 18.

 lamkinh3.jpg

Khi nhà Lê dần đánh mất vai trò lịch sử, thì vị thế của khu miếu điện Lam Kinh cũng theo đó mà dần rơi vào quên lãng. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, đã khiến khu miếu điện Lam Kinh, trong đó có Chính điện Lam Kinh, rơi vào kết cục bi thảm là bị tàn phá nặng nề. Lam Kinh từng là chốn yên nghỉ của tổ tiên nhà Lê, nơi thực hành các nghi thức tôn nghiêm, linh thiêng bậc nhất đã trở thành một vùng phế tích. Trải qua hàng thế kỷ hoang phế, Lam Kinh nói chung và Chính điện nói riêng bắt đầu được chú ý trở lại. Suốt từ năm 1942 đến năm 2000, hàng chục cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để năm 2010, công cuộc phục dựng Chính điện Lam Kinh bắt đầu được khởi động.

 

Chính điện được làm lễ phạt mộc năm 2010 và chính thức hoàn thành vào ngày khai hội Lam Kinh năm 2017. Tòa điện này được dựng trên nền móng cũ có diện tích 1.780m2, với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đây là một trong những công trình có mức đầu tư lớn và nhiều sự kỳ công trong nghiên cứu khảo cổ học, kiến trúc, nghệ thuật của giới chuyên môn, cùng hàng chục lần điều chỉnh, thay đổi vật liệu, kết cấu, thiết kế sao cho chuẩn, cho khớp với kiến trúc thời Lê. Nhờ đó, sau khi hoàn thành, Chính điện Lam Kinh là một công trình bề thế, vững chãi và tọa lạc sừng sững ở trung tâm Di tích Lam Kinh. Chính điện mang đậm lối phong cách kiến trúc thời Lê và là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ, công phu. Cùng với ngoại thất là khối kiến trúc hình chữ Công (I), gồm 3 điện nối tiếp nhau là Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện); nội thất của Chính điện càng nổi bật ở sự tinh tế, nguy nga và tôn nghiêm. Sử dụng tới hơn 2.000m3 gỗ lim và hàng chục thợ lành nghề, hệ thống hoa văn kiến trúc cột, mái, bình phong, vật dụng bên trong Chính điện không chỉ cho thấy sự kỳ công, khéo léo của người thợ, mà còn là sự phản ánh đầy đủ và chân thực vẻ đẹp kiến trúc cung đình thời Lê.

 

Với công năng là nơi nhà vua nghỉ ngơi và thiết triều nghị sự mỗi lần về bái yết Sơn Lăng; đồng thời, với giá trị và vẻ đẹp đặc biệt, có thể khẳng định sự hiện hữu của tòa Chính điện đã trở thành một điểm nhấn hấp dẫn trong bức tranh tổng thể về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật và mỹ thuật của Di tích lịch sử Lam Kinh.

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (bài 3): Chính điện - Công trịnh kiến trúc nghệ thuật giàu giá trị

Đăng lúc: 25/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (bài 3): Chính điện - Công trịnh kiến trúc nghệ thuật giàu giá trị

 

Tòa Chính điện Lam Kinh được ví như “linh hồn” của khu di tích, nhờ bởi sự bề thế, trang nghiêm và vai trò quan trọng của nó trong quần thể khu miếu điện, lăng tẩm Lam Kinh. Chính vì lẽ đó, quá trình phục dựng, tôn tạo công trình này đòi hỏi rất nhiều sự kỳ công, nghiêm túc.

rong-da-dien.jpg

 Ai từng có dịp về với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp, cùng sự bề thế bên ngoài, cầu kỳ bên trong của tòa Chính điện. Chính điện Lam Kinh tọa lạc ngay trung tâm quần thể Di tích Lam Kinh, cũng chính là nơi diễn ra các nghi thức long trọng, trang nghiêm ca ngợi, tôn vinh công đức của Vua Lê Thái tổ và vương triều Hậu Lê trong lịch sử. Thế nhưng, để có được dáng dấp như hiện tại, công trình này đã từng là phế tích với phần còn lại chỉ là hàng chục chân cột đá có đường kính lớn, nằm trơ trọi giữa bốn bề cỏ dại. Mặc dù các bộ chính sử không ghi chép riêng về công trình này, song với lịch sử ra đời và tồn tại đầy “nhọc nhằn” của khu miếu điện Lam Kinh, thì số phận thăng trầm của tòa Chính điện cũng không khó để lý giải.

 

Trong cuốn Khu Di tích Lam Kinh của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo, đã khái quát về sự ra đời của công trình: Điện chính ít nhất có 2 lần xây dựng, lần đầu ngay sau khi Lê Thái tổ mất đưa về an táng ở Lam Kinh, xây điện thờ (năm 1433). Không bao lâu điện bị cháy, phải làm lại lần thứ 2 (năm 1448). Đó là chưa kể những lần tu sửa trong thời gian tồn tại 3 thế kỷ. Tác phẩm cũng miêu tả khá kỹ về kiến trúc nghệ thuật của công trình quan trọng này: Kết quả khảo cổ cho thấy nền Điện chính xây chồng lên nền móng của một công trình trước đó. Chân móng bó vỉa gạch vồ, chìm dưới mặt nền có hai hàng gạch xây song song bao xung quanh nền tạo khoảng trống ở giữa - đây là hệ thống cống thoát nước. Điện chính có 139 chân tảng được gia cố móng chống lún bằng đất sét trộn lẫn với gạch, ngói, sỏi dầm kỹ. Chân tảng được chế tác có loại trơn, loại trang trí hoa cánh sen hoặc hoa cúc từ 8 đến 12 cánh, chất liệu đá granít màu xanh đen mịn, có lẽ lấy từ núi An Hoạch (núi Nhồi, Đông Sơn). Chân tảng gồm 2 phần: khung hình vuông, phía trên tròn dày nhô cao lên phần khung. Có 3 loại cột, cột cái có đường kính từ 75cm đến 85cm. Vua Lê Nhân tông đặt tên cho Điện chính là điện Quang Đức (phía trước) có 9 gian, điện Sùng Hiếu (ở giữa) có 4 gian, điện Diên Khánh (phía sau) có 9 gian, tổng cộng cả 3 điện có 22 gian liền kề nhau, với tổng diện tích gần 1.650m2, nền lát gạch đất nung cỡ 500x500x10 theo hình chéo, xen lẫn gạch vồ để cố định mặt nền.

 

Hàng hiên rộng 1,2m bao quanh Điện chính. Sát cạnh ngoài hiên, thẳng giọt gianh xuống có cống thoát nước cho toàn khu Điện chính. Kết cấu cống thoát nước đơn giản dùng gạch vồ xây hai thành cống chìm xuống dưới mặt nền, đáy cống lát loại gạch lát nền, mặt cống để trống, không đậy nắp để nhận nước và thoát nước nhanh. Toàn bộ khung của Điện chính không để lại một di vật chất liệu gỗ nào. Trong hố khai quật có than tro, đất màu đen, có lẽ là vết tích của những lần hỏa hoạn. Nhưng ta có thể đoán chắc rằng khung nhà làm bằng vật liệu gỗ, loại vật liệu chủ yếu dùng trong kiến trúc từ nhà dân đến các công trình công cộng có quy mô lớn như đình, chùa, vì rằng thời kỳ nhà Lê ở nước ta chưa có xi măng.

 

Có điện thờ tất phải có sân Rồng. Mặt sân lát gạch vuông to bản sau khi trải cát tạo nên. Mặt sân không có vữa miết mạch. Bốn cạnh sân Rồng tiếp giáp với các công trình: Điện chính, hai nhà Hữu vu, Tả vu và Nghi môn tường thành, được vỉa bằng gạch vồ cỡ lớn. Một lối đi được vỉa gạch tạo ra 3 lối nhỏ có chiều rộng tương xứng với lối đi kéo từ Nghi môn thẳng tới bậc thềm. Đến triều Lê Trung hưng (1533-1788) sân Rồng được trùng tu gần như làm lại hoàn toàn, mặt sân lát gạch có kích thước 45cmx45cmx6,5cm, có lẽ loại gạch này được sử dụng lần sửa cuối cùng ở Lam Kinh. Tầng văn hóa trên cùng phủ lấp mặt sân có đủ loại gốm sứ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, là dấu hiệu về sự đổ vỡ suy tàn của những công trình kiến trúc trong khu trung tâm vào thế kỷ 18.

 lamkinh3.jpg

Khi nhà Lê dần đánh mất vai trò lịch sử, thì vị thế của khu miếu điện Lam Kinh cũng theo đó mà dần rơi vào quên lãng. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, đã khiến khu miếu điện Lam Kinh, trong đó có Chính điện Lam Kinh, rơi vào kết cục bi thảm là bị tàn phá nặng nề. Lam Kinh từng là chốn yên nghỉ của tổ tiên nhà Lê, nơi thực hành các nghi thức tôn nghiêm, linh thiêng bậc nhất đã trở thành một vùng phế tích. Trải qua hàng thế kỷ hoang phế, Lam Kinh nói chung và Chính điện nói riêng bắt đầu được chú ý trở lại. Suốt từ năm 1942 đến năm 2000, hàng chục cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để năm 2010, công cuộc phục dựng Chính điện Lam Kinh bắt đầu được khởi động.

 

Chính điện được làm lễ phạt mộc năm 2010 và chính thức hoàn thành vào ngày khai hội Lam Kinh năm 2017. Tòa điện này được dựng trên nền móng cũ có diện tích 1.780m2, với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đây là một trong những công trình có mức đầu tư lớn và nhiều sự kỳ công trong nghiên cứu khảo cổ học, kiến trúc, nghệ thuật của giới chuyên môn, cùng hàng chục lần điều chỉnh, thay đổi vật liệu, kết cấu, thiết kế sao cho chuẩn, cho khớp với kiến trúc thời Lê. Nhờ đó, sau khi hoàn thành, Chính điện Lam Kinh là một công trình bề thế, vững chãi và tọa lạc sừng sững ở trung tâm Di tích Lam Kinh. Chính điện mang đậm lối phong cách kiến trúc thời Lê và là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ, công phu. Cùng với ngoại thất là khối kiến trúc hình chữ Công (I), gồm 3 điện nối tiếp nhau là Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện); nội thất của Chính điện càng nổi bật ở sự tinh tế, nguy nga và tôn nghiêm. Sử dụng tới hơn 2.000m3 gỗ lim và hàng chục thợ lành nghề, hệ thống hoa văn kiến trúc cột, mái, bình phong, vật dụng bên trong Chính điện không chỉ cho thấy sự kỳ công, khéo léo của người thợ, mà còn là sự phản ánh đầy đủ và chân thực vẻ đẹp kiến trúc cung đình thời Lê.

 

Với công năng là nơi nhà vua nghỉ ngơi và thiết triều nghị sự mỗi lần về bái yết Sơn Lăng; đồng thời, với giá trị và vẻ đẹp đặc biệt, có thể khẳng định sự hiện hữu của tòa Chính điện đã trở thành một điểm nhấn hấp dẫn trong bức tranh tổng thể về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật và mỹ thuật của Di tích lịch sử Lam Kinh.

 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận: Thôn Tân Thành, Xã Thọ Hải, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com