Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86844

Khu di tích Lam Kinh – nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son

Ngày 20/10/2024 00:00:00

Khu di tích Lam Kinh là một trong những điểm tham quan độc đáo của các tín đồ yêu thích sử Việt khi đến xứ Thanh. Nơi đây không chỉ có kiến trúc đậm chất Á Đông mà còn những câu chuyện truyền kỳ về triều đại nhà Hậu Lê.

 Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay khu di tích Lam Kinh vẫn còn giữ được những nét kiến trúc nguyên vẹn và những truyền thuyết huyền bí từ thời xa xưa. Có thể nói, di tích Lam Kinh không chỉ mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hóa thiêng liêng của nhân dân xứ Thanh mà còn là dấu ấn lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
Địa chỉ di tích lịch sử Lam Kinh

Tìm hiểu khu di tích Lam Kinh ở đâu (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa

Vốn trước kia, Lam Kinh là đất Lam Sơn, chính là quê hương của vua Lê Lợi và cũng là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào năm 1418 – 1428 để chống giặc Minh. Để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử khu di tích Lam Kinh, du khách có thể ngược dòng thời gian qua các dấu mốc sau:

  • Năm 1428: Sau chiến thắng trước quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và lập nên vương triều Hậu Lê.
  • Năm 1430: Vua Lê Lợi đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Sau đó, ông cho xây dựng các miếu, điện…tại đây để các vua Lê nghỉ chân khi về cúng bái tổ tiên và là nơi ở của quân lính, quan lại trông coi Lam Kinh. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm xây dựng các lăng mộ của các vị vua, tổ tiên, hoàng thái hậu nhà Lê cùng 1 số vị quan khác trong hoàng tộc.
Lịch sử di tích Lam Kinh

Tìm hiểu lịch sử khu di tích Lam Kinh Thọ Xuân Thanh Hóa (Ảnh: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng nổi tiếng xứ Thanh

3. Khu di tích lịch sử Lam Kinh có gì hấp dẫn du khách?

Là một trong những địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng, đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, du khách đừng quên khám phá những trải nghiệm sau:

3.1. Kiến trúc độc đáo đậm chất Á Đông

Khu di tích Lam Kinh được xây dựng với kiến trúc đậm chất Á Đông gồm nhiều công trình bề thế với lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây được xây dựng dựa trên nguyên tắc phong thủy “tọa sơn hướng thủy” và được bao quanh bởi núi, rừng xanh mát, hùng vĩ nên khi đến đây tham quan bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí rất khác biệt so với những địa điểm khác. Đặc biệt, khu cung điện, hoàng thành và thái miếu của Lam Kinh được bố trí hình bàn cờ độc đáo khiến nhiều du khách ngỡ ngàng.

3.1.1. Sông Ngọc và cầu Bạch

Lối vào hoàng thành Lam Kinh được tô điểm bởi dòng sông Ngọc thơ mộng, con sông đào khởi nguồn từ Tây Hồ, uốn lượn quanh thành và điện Lam Kinh. Trên con sông này là cầu Bạch có hình cánh cung, hay còn được gọi là Tiên Loan Kiều. Ngắm nhìn từ xa, cầu Bạch như một chiếc cung ấn tượng, tạo nên 1 khung cảnh nên thơ và hữu tình.

Cầu Bạch di tích Lam Kinh

Cây cầu bắc ngang qua sông Ngọc (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.2. Giếng cổ

Qua cây cầu Bạch khoảng 50m, du khách bắt gặp một giếng cổ trầm mặc. Giếng sâu hun hút, nước trong xanh, quanh năm không bao giờ cạn. Trước đây giếng có thả sen khiến cho khung cảnh trở nên thanh bình và tĩnh lặng. Bên cạnh đó, bờ Bắc của giếng được lát đá, tạo thành những bậc lên xuống, cung cấp nguồn nước trong lành cho điện Lam Kinh từ bao đời nay.

Giếng cổ khu di tích Lam Kinh

Giếng cổ với nước trong xanh (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.3. Ngọ môn

Ngọ môn được thiết kế với ba gian, trong đó gian giữa rộng 4,6 mét, hai gian bên mỗi gian rộng 3,5 mét. Nền móng có diện tích 11m x 14m, vững chãi như một bức tường thành. Ba cửa ra vào, đặc biệt là cửa giữa rộng 3,6m, được đỡ bởi bốn cột trụ khổng lồ, đường kính chân cột lên đến 78cm, khẳng định sự uy nghi của công trình.

Kiến trúc di tích Lam Kinh

Kiến trúc của di tích mang đậm chất Á Đông (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.4. Sân rồng

Sau khi đi qua Ngọ môn, du khách sẽ đi vào sân rồng, hay còn gọi là sân chầu. Đây chính là lối vào của khu chính điện với tổng diện tích 5.539,2m². Với diện tích rộng lớn như này, sân rồng trải rộng khắp bề ngang chính điện đến tận sát thềm nhà tả vu và hữu vu.

Sân rồng di tích lịch sử Lam Kinh

Sân chầu rộng rãi, thoáng đãng (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.5. Khu chính điện

Khu chính điện của khu di tích Lam Kinh cũng gây ấn tượng đặc biệt cho du khách khi được thiết kế theo hình chữ “công”. Được xây dựng trên nền đất rộng, chính điện gồm 3 tòa lớn: phía trước là Quang Đức, ở giữa là Sùng Hiếu, phía sau là Diên Khánh. 3 tòa điện này đều được xây từ gỗ với những nét kiến trúc độc đáo.

Khám phá di tích Lam Kinh

Những hiện vật còn lại tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.6. Thái miếu

Thái miếu trong khu di tích Lam Kinh gồm 9 tòa kiến trúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc ấn tượng. Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua cũng như hoàng thái hậu nhà Lê. Tuy nhiên, hiện nay chỉ phục hồi, tôn tạo được 5 tòa trong số 9 tòa tại thái miếu.

Tìm về di tích Lam Kinh tham quan

Du khách có thể nghe thuyết minh về khu di tích Lam Kinh (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.7. Quần thể lăng mộ với quy mô bề thế

Tại đây có quần thể lăng mộ được xây dựng với quy mô bề thế, du khách có thể tham quan, bao gồm:

  • Lăng vua Lê Thái Tổ: Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, phía trước là minh đường, bình phong là núi Chúa, tổng thể tạo nên thế “hổ phục rồng châu”.
  • Lăng vua Lê Hiến Tông: Lăng vua Lê Hiến Tông hay còn gọi là Dụ Lăng, nằm cách Vĩnh Lăng khoảng 300m về phía Tây.
  • Bia Vĩnh Lăng: Bia được xây bằng đá trầm tích biển nguyên khối và đặt trên lưng 1 con rùa lớn dài 3,46m, rộng 1,9m.
  • Đền thờ vua Lê Thái Tổ: Nằm cách khu di tích Lam Kinh khoảng 150m, đền thờ vua Lê Thái Tổ là nơi thờ anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Lăng vua Lê Thái Tổ

Lăng vua Lê Thái Tổ có kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý của Lam Kinh

Ngoài kiến trúc độc đáo, khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý từ thời xa xưa. Du khách có thể ghé nhà trưng bày ở khu di tích để tham quan những cổ vật như đến móng cầu Bạch, gạch trang trí hình lá đề, ấm chén từ thời Lê, ấm đồng, bát hương hình cánh sen… cùng nhiều hiện vật khác.

Cổ vật quý tại di tích Lam Kinh

Những cổ vật, hiện vật quý tại khu di tích

3.3. Lễ hội Lam Kinh đầy ý nghĩa

Nếu sắp xếp được thời gian, bạn có thể ghé Lam Kinh vào ngày 22/8 âm lịch để tham gia lễ hội tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội được nhân dân tổ chức hàng năm với phần lễ gồm nhiều sự kiện trọng đại như màn trống hội, rước kiệu… ; phần hội du khách sẽ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa…

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội diễn ra rất nhiều chương trình ý nghĩa 

Khu di tích Lam Kinh – nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son

Đăng lúc: 20/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Khu di tích Lam Kinh là một trong những điểm tham quan độc đáo của các tín đồ yêu thích sử Việt khi đến xứ Thanh. Nơi đây không chỉ có kiến trúc đậm chất Á Đông mà còn những câu chuyện truyền kỳ về triều đại nhà Hậu Lê.

 Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay khu di tích Lam Kinh vẫn còn giữ được những nét kiến trúc nguyên vẹn và những truyền thuyết huyền bí từ thời xa xưa. Có thể nói, di tích Lam Kinh không chỉ mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hóa thiêng liêng của nhân dân xứ Thanh mà còn là dấu ấn lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
Địa chỉ di tích lịch sử Lam Kinh

Tìm hiểu khu di tích Lam Kinh ở đâu (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa

Vốn trước kia, Lam Kinh là đất Lam Sơn, chính là quê hương của vua Lê Lợi và cũng là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào năm 1418 – 1428 để chống giặc Minh. Để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử khu di tích Lam Kinh, du khách có thể ngược dòng thời gian qua các dấu mốc sau:

  • Năm 1428: Sau chiến thắng trước quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và lập nên vương triều Hậu Lê.
  • Năm 1430: Vua Lê Lợi đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Sau đó, ông cho xây dựng các miếu, điện…tại đây để các vua Lê nghỉ chân khi về cúng bái tổ tiên và là nơi ở của quân lính, quan lại trông coi Lam Kinh. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm xây dựng các lăng mộ của các vị vua, tổ tiên, hoàng thái hậu nhà Lê cùng 1 số vị quan khác trong hoàng tộc.
Lịch sử di tích Lam Kinh

Tìm hiểu lịch sử khu di tích Lam Kinh Thọ Xuân Thanh Hóa (Ảnh: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng nổi tiếng xứ Thanh

3. Khu di tích lịch sử Lam Kinh có gì hấp dẫn du khách?

Là một trong những địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng, đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, du khách đừng quên khám phá những trải nghiệm sau:

3.1. Kiến trúc độc đáo đậm chất Á Đông

Khu di tích Lam Kinh được xây dựng với kiến trúc đậm chất Á Đông gồm nhiều công trình bề thế với lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây được xây dựng dựa trên nguyên tắc phong thủy “tọa sơn hướng thủy” và được bao quanh bởi núi, rừng xanh mát, hùng vĩ nên khi đến đây tham quan bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí rất khác biệt so với những địa điểm khác. Đặc biệt, khu cung điện, hoàng thành và thái miếu của Lam Kinh được bố trí hình bàn cờ độc đáo khiến nhiều du khách ngỡ ngàng.

3.1.1. Sông Ngọc và cầu Bạch

Lối vào hoàng thành Lam Kinh được tô điểm bởi dòng sông Ngọc thơ mộng, con sông đào khởi nguồn từ Tây Hồ, uốn lượn quanh thành và điện Lam Kinh. Trên con sông này là cầu Bạch có hình cánh cung, hay còn được gọi là Tiên Loan Kiều. Ngắm nhìn từ xa, cầu Bạch như một chiếc cung ấn tượng, tạo nên 1 khung cảnh nên thơ và hữu tình.

Cầu Bạch di tích Lam Kinh

Cây cầu bắc ngang qua sông Ngọc (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.2. Giếng cổ

Qua cây cầu Bạch khoảng 50m, du khách bắt gặp một giếng cổ trầm mặc. Giếng sâu hun hút, nước trong xanh, quanh năm không bao giờ cạn. Trước đây giếng có thả sen khiến cho khung cảnh trở nên thanh bình và tĩnh lặng. Bên cạnh đó, bờ Bắc của giếng được lát đá, tạo thành những bậc lên xuống, cung cấp nguồn nước trong lành cho điện Lam Kinh từ bao đời nay.

Giếng cổ khu di tích Lam Kinh

Giếng cổ với nước trong xanh (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.3. Ngọ môn

Ngọ môn được thiết kế với ba gian, trong đó gian giữa rộng 4,6 mét, hai gian bên mỗi gian rộng 3,5 mét. Nền móng có diện tích 11m x 14m, vững chãi như một bức tường thành. Ba cửa ra vào, đặc biệt là cửa giữa rộng 3,6m, được đỡ bởi bốn cột trụ khổng lồ, đường kính chân cột lên đến 78cm, khẳng định sự uy nghi của công trình.

Kiến trúc di tích Lam Kinh

Kiến trúc của di tích mang đậm chất Á Đông (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.4. Sân rồng

Sau khi đi qua Ngọ môn, du khách sẽ đi vào sân rồng, hay còn gọi là sân chầu. Đây chính là lối vào của khu chính điện với tổng diện tích 5.539,2m². Với diện tích rộng lớn như này, sân rồng trải rộng khắp bề ngang chính điện đến tận sát thềm nhà tả vu và hữu vu.

Sân rồng di tích lịch sử Lam Kinh

Sân chầu rộng rãi, thoáng đãng (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.5. Khu chính điện

Khu chính điện của khu di tích Lam Kinh cũng gây ấn tượng đặc biệt cho du khách khi được thiết kế theo hình chữ “công”. Được xây dựng trên nền đất rộng, chính điện gồm 3 tòa lớn: phía trước là Quang Đức, ở giữa là Sùng Hiếu, phía sau là Diên Khánh. 3 tòa điện này đều được xây từ gỗ với những nét kiến trúc độc đáo.

Khám phá di tích Lam Kinh

Những hiện vật còn lại tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.6. Thái miếu

Thái miếu trong khu di tích Lam Kinh gồm 9 tòa kiến trúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc ấn tượng. Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua cũng như hoàng thái hậu nhà Lê. Tuy nhiên, hiện nay chỉ phục hồi, tôn tạo được 5 tòa trong số 9 tòa tại thái miếu.

Tìm về di tích Lam Kinh tham quan

Du khách có thể nghe thuyết minh về khu di tích Lam Kinh (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.7. Quần thể lăng mộ với quy mô bề thế

Tại đây có quần thể lăng mộ được xây dựng với quy mô bề thế, du khách có thể tham quan, bao gồm:

  • Lăng vua Lê Thái Tổ: Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, phía trước là minh đường, bình phong là núi Chúa, tổng thể tạo nên thế “hổ phục rồng châu”.
  • Lăng vua Lê Hiến Tông: Lăng vua Lê Hiến Tông hay còn gọi là Dụ Lăng, nằm cách Vĩnh Lăng khoảng 300m về phía Tây.
  • Bia Vĩnh Lăng: Bia được xây bằng đá trầm tích biển nguyên khối và đặt trên lưng 1 con rùa lớn dài 3,46m, rộng 1,9m.
  • Đền thờ vua Lê Thái Tổ: Nằm cách khu di tích Lam Kinh khoảng 150m, đền thờ vua Lê Thái Tổ là nơi thờ anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Lăng vua Lê Thái Tổ

Lăng vua Lê Thái Tổ có kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý của Lam Kinh

Ngoài kiến trúc độc đáo, khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý từ thời xa xưa. Du khách có thể ghé nhà trưng bày ở khu di tích để tham quan những cổ vật như đến móng cầu Bạch, gạch trang trí hình lá đề, ấm chén từ thời Lê, ấm đồng, bát hương hình cánh sen… cùng nhiều hiện vật khác.

Cổ vật quý tại di tích Lam Kinh

Những cổ vật, hiện vật quý tại khu di tích

3.3. Lễ hội Lam Kinh đầy ý nghĩa

Nếu sắp xếp được thời gian, bạn có thể ghé Lam Kinh vào ngày 22/8 âm lịch để tham gia lễ hội tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội được nhân dân tổ chức hàng năm với phần lễ gồm nhiều sự kiện trọng đại như màn trống hội, rước kiệu… ; phần hội du khách sẽ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa…

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội diễn ra rất nhiều chương trình ý nghĩa 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận: Thôn Tân Thành, Xã Thọ Hải, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com