Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
86844

Phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh

Ngày 22/09/2024 00:00:00

Cách đây 606 năm, vào mùa xuân Mậu Tuất năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Lê Lợi cùng nhiều hào kiệt đã dựng cờ khởi nghĩa, truyền hịch chiêu mộ anh hùng bốn phương, kêu gọi nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sau gần 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi vào tháng 12-1427, chấm dứt 20 năm cai trị tàn độc của nhà Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở ra triều đại nhà Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc.

 Cùng với lễ hội, di tích Lam Kinh là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử quan trọng về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc. Giá trị lịch sử của Lam Kinh được thể hiện như là một “bảo tàng lịch sử” về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với những giá trị nổi bật, ngày 27-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là DTQGĐB. Sự kiện này khẳng định thêm những giá trị quan trọng của di tích không chỉ ở phương diện lịch sử, thắng cảnh mà cả ở bình diện kiến trúc và nghệ thuật đương thời.

Phát huy giá trị lịch sử-văn hóa-du lịch

Từ một phế tích hoang tàn, suốt mấy thập kỷ qua, Lam Kinh đã được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa để trùng tu, tôn tạo nhằm phục dựng diện mạo vốn có của công trình văn hóa tín ngưỡng tâm linh đã có lịch sử gần 6 thế kỷ. Lam Kinh ngày nay mang dáng dấp của một công trình bề thế, uy nghiêm và linh thiêng gắn với chức năng của một sơn lăng-nơi diễn ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của vương triều Hậu Lê. Với các giá trị về lịch sử, văn hóa to lớn, Lam Kinh trở thành điểm đến tâm linh-nơi “về nguồn” của con dân đất Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá di sản cũng được Ban quản lý di tích Lam Kinh đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, như: Trưng bày, triển lãm, website, mạng xã hội, quảng bá trực tuyến cùng các hoạt động hướng tới khách tham quan; nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời xây dựng đề cương dự án “Đổi mới công tác quản lý, khai thác phát triển Khu di tích Lam Kinh”, trên cơ sở xác định nhiệm vụ cụ thể như: Quản lý các di tích gốc là ưu tiên hàng đầu với các nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng thường kỳ; quản lý môi trường sinh thái gần 200ha đã được quy hoạch với việc bảo vệ 98ha rừng đặc dụng, 40ha hồ Tây và hồ Như Áng, 5km sông Ngọc chảy trước khu Điện Miếu...

Giai đoạn 2013-2019, tại Lam Kinh đã có 5 tấm bia được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Vĩnh Lăng (bia vua Lê Thái Tổ), Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), Chiêu Lăng (bia vua Lê Thánh Tông), Dụ Lăng (bia vua Lê Hiến Tông) và Kính Lăng (bia vua Lê Túc Tông). Cũng trong năm 2013, Ban quản lý hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản và đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 18 cây di sản ở rừng Lam Kinh. Năm 2013-2014, Ban quản lý tiếp nhận và quản lý 2 khu đền thờ vua Lê Thái Tổ (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) và đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) trong không gian DTQGĐB Lam Kinh, sưu tầm 418 đầu sách liên quan về anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Khu di tích lịch sử Lam Kinh; 1.031 hiện vật gốc có niên đại trong khoảng thế kỷ 15-17. Phối hợp với các nhà nghiên cứu có uy tín viết và xuất bản được 5 ấn phẩm giới thiệu nhiều đề tài nghiên cứu về di tích Lam Kinh.

Ông Đỗ Quang Trọng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tiếp tục nâng tầm giá trị, thời gian qua, sở đã đẩy mạnh kết nối tour, tuyến du lịch đến các điểm khác trong tỉnh như Sầm Sơn, Hải Tiến, Thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, khu du lịch Hàm Rồng. Bên cạnh kết nối, khai thác khu di tích đưa khu di sản thành địa chỉ đỏ của lịch sử-văn hóa-du lịch, sở cũng tham mưu để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; có chính sách bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường vùng phụ cận để Lam Kinh trở thành vùng động lực thu hút phát triển du lịch và kinh tế xanh của tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh

Đăng lúc: 22/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Cách đây 606 năm, vào mùa xuân Mậu Tuất năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Lê Lợi cùng nhiều hào kiệt đã dựng cờ khởi nghĩa, truyền hịch chiêu mộ anh hùng bốn phương, kêu gọi nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sau gần 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi vào tháng 12-1427, chấm dứt 20 năm cai trị tàn độc của nhà Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở ra triều đại nhà Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc.

 Cùng với lễ hội, di tích Lam Kinh là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử quan trọng về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc. Giá trị lịch sử của Lam Kinh được thể hiện như là một “bảo tàng lịch sử” về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với những giá trị nổi bật, ngày 27-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là DTQGĐB. Sự kiện này khẳng định thêm những giá trị quan trọng của di tích không chỉ ở phương diện lịch sử, thắng cảnh mà cả ở bình diện kiến trúc và nghệ thuật đương thời.

Phát huy giá trị lịch sử-văn hóa-du lịch

Từ một phế tích hoang tàn, suốt mấy thập kỷ qua, Lam Kinh đã được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa để trùng tu, tôn tạo nhằm phục dựng diện mạo vốn có của công trình văn hóa tín ngưỡng tâm linh đã có lịch sử gần 6 thế kỷ. Lam Kinh ngày nay mang dáng dấp của một công trình bề thế, uy nghiêm và linh thiêng gắn với chức năng của một sơn lăng-nơi diễn ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của vương triều Hậu Lê. Với các giá trị về lịch sử, văn hóa to lớn, Lam Kinh trở thành điểm đến tâm linh-nơi “về nguồn” của con dân đất Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá di sản cũng được Ban quản lý di tích Lam Kinh đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, như: Trưng bày, triển lãm, website, mạng xã hội, quảng bá trực tuyến cùng các hoạt động hướng tới khách tham quan; nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời xây dựng đề cương dự án “Đổi mới công tác quản lý, khai thác phát triển Khu di tích Lam Kinh”, trên cơ sở xác định nhiệm vụ cụ thể như: Quản lý các di tích gốc là ưu tiên hàng đầu với các nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng thường kỳ; quản lý môi trường sinh thái gần 200ha đã được quy hoạch với việc bảo vệ 98ha rừng đặc dụng, 40ha hồ Tây và hồ Như Áng, 5km sông Ngọc chảy trước khu Điện Miếu...

Giai đoạn 2013-2019, tại Lam Kinh đã có 5 tấm bia được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Vĩnh Lăng (bia vua Lê Thái Tổ), Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), Chiêu Lăng (bia vua Lê Thánh Tông), Dụ Lăng (bia vua Lê Hiến Tông) và Kính Lăng (bia vua Lê Túc Tông). Cũng trong năm 2013, Ban quản lý hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản và đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 18 cây di sản ở rừng Lam Kinh. Năm 2013-2014, Ban quản lý tiếp nhận và quản lý 2 khu đền thờ vua Lê Thái Tổ (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) và đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) trong không gian DTQGĐB Lam Kinh, sưu tầm 418 đầu sách liên quan về anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Khu di tích lịch sử Lam Kinh; 1.031 hiện vật gốc có niên đại trong khoảng thế kỷ 15-17. Phối hợp với các nhà nghiên cứu có uy tín viết và xuất bản được 5 ấn phẩm giới thiệu nhiều đề tài nghiên cứu về di tích Lam Kinh.

Ông Đỗ Quang Trọng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tiếp tục nâng tầm giá trị, thời gian qua, sở đã đẩy mạnh kết nối tour, tuyến du lịch đến các điểm khác trong tỉnh như Sầm Sơn, Hải Tiến, Thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, khu du lịch Hàm Rồng. Bên cạnh kết nối, khai thác khu di tích đưa khu di sản thành địa chỉ đỏ của lịch sử-văn hóa-du lịch, sở cũng tham mưu để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; có chính sách bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường vùng phụ cận để Lam Kinh trở thành vùng động lực thu hút phát triển du lịch và kinh tế xanh của tỉnh Thanh Hóa.

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận: Thôn Tân Thành, Xã Thọ Hải, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com