Di tích lịch sử Lam Kinh – Di tích lịch sử kéo dài trăm năm
Di tích lịch sử Lam Kinh là một khu di tích quốc gia với lịch sử kéo dài hàng trăm năm. Và đặc trưng bởi kiến trúc triều đình độc đáo. Dường như là một cố đô đã qua thời gian, nhưng hiện nay, Lam Kinh đã trở thành một điểm du lịch tâm linh đầy ý nghĩa.
Khám phá kiến trúc di tích lịch sử Lam Kinh
Sông Ngọc – Cầu Bạch trong khu di tích lịch sử Lam Kinh
Sông Ngọc bắt nguồn từ Tây Hồ, có dòng chảy quanh khu di tích Lam Kinh. Và là đường dẫn bạn vào kinh thành. Dòng sông có nước trong veo, bạn hoàn toàn có thể “soi gương” hay ngắm nhìn những viên đá tròn dưới đáy. Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung. Còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.
Giếng Ngọc Lam Kinh
Trên lối vào kinh thành, cách cầu Bạch chừng 50m, bạn sẽ bắt gặp giếng Ngọc. Là nơi cung cấp nước cho di tích Lam Kinh. Giếng Ngọc trong xanh và đầy nước quanh năm. Trước đây, giếng được trồng hoa sen, đến mùa nở rất đẹp và thơm. Hàng năm có rất đông du khách đến viếng điện Lam Kinh và tham quan chụp ảnh tại giếng cổ. Đây là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với “cây đa, giếng nước, sân đình”. Bên phải sân rồng (còn gọi là sân chầu) là cây đa thị hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể.
Đường vào Chính điện khu di tích lịch sử Lam Kinh
Chính điện là khu vực có quy mô rộng nhất ở khu du lịch Lam Kinh. Với kiến trúc làm từ gỗ là chính (có 138 cột, hiện còn 127 chân cột). Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian. Gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm.
Thái miếu Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh có Thái miếu là khu vực để thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu của nhà Lê. Nơi đây được xây dựng vô cùng trang nghiêm với 9 tòa kiên cố nằm ngay sau chính điện.
Lăng mộ vua Lê Thái Tổ
Cách điện Lam Kinh 50m là Vĩnh Lăng – lăng mộ vua Lê Thái Tổ được xây dựng trên một nền đất rộng bằng phẳng. Với phía trước là núi Chúa, phía sau là núi Dầu. Bao bọc hai bên là hai dãy núi mang thế “hổ phục rồng chầu”.
Lăng có kích thước 4,4m x 1m được đắp bằng đất và xây chèn đá đục xung quanh. Trước lăng của vua có 2 hàng tượng quan hầu 4 đôi tượng đá đối lập (nghê, ngựa, tê giác, hổ) dựng vững chắc để trấn trạch.
Nhà trưng bày cổ vật của Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ. Vào ngày 22 tháng 8 âm lịch với quy mô hoành tráng. Lễ hội xuất hiện và được tổ chức từ sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà. Và được chôn cất tại Lam Sơn nhằm tưởng nhớ, tôn vinh vị anh hùng đáng kính của dân tộc.
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức gồm 2 phần: phần lễ và phần hội:
- Phần lễ được diễn ra theo nghi thức truyền thống, tái hiện lại các hoạt động trong cung điện xưa. Bao gồm: trống hội, cờ hội, rước kiệu và nghi thức tế lễ.
- Phần hội là các hoạt động văn nghệ giải trí, trò chơi dân gian. Điển hình là tiết mục hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn hay các trò thi đấu vật, đấu võ, diễn chèo….
Lễ hội diễn ra sôi động, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.
Kinh nghiệm du lịch di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Khu di tích Lam Kinh – nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son
20/10/2024 00:00:00 -
CÁC BẢO VẬT QUỐC GIA TẠI KHU DI TÍCH LAM KINH
26/09/2024 00:00:00 -
HUYỆN THỌ XUÂN DÂNG HƯƠNG ĐỨC VUA LÊ THÁI TỔ
24/09/2024 00:00:00 -
HUYỆN THỌ XUÂN ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN VỀ LỄ HỘI LAM KINH NĂM 2024
22/09/2024 00:00:00
Di tích lịch sử Lam Kinh – Di tích lịch sử kéo dài trăm năm
Di tích lịch sử Lam Kinh là một khu di tích quốc gia với lịch sử kéo dài hàng trăm năm. Và đặc trưng bởi kiến trúc triều đình độc đáo. Dường như là một cố đô đã qua thời gian, nhưng hiện nay, Lam Kinh đã trở thành một điểm du lịch tâm linh đầy ý nghĩa.
Khám phá kiến trúc di tích lịch sử Lam Kinh
Sông Ngọc – Cầu Bạch trong khu di tích lịch sử Lam Kinh
Sông Ngọc bắt nguồn từ Tây Hồ, có dòng chảy quanh khu di tích Lam Kinh. Và là đường dẫn bạn vào kinh thành. Dòng sông có nước trong veo, bạn hoàn toàn có thể “soi gương” hay ngắm nhìn những viên đá tròn dưới đáy. Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung. Còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.
Giếng Ngọc Lam Kinh
Trên lối vào kinh thành, cách cầu Bạch chừng 50m, bạn sẽ bắt gặp giếng Ngọc. Là nơi cung cấp nước cho di tích Lam Kinh. Giếng Ngọc trong xanh và đầy nước quanh năm. Trước đây, giếng được trồng hoa sen, đến mùa nở rất đẹp và thơm. Hàng năm có rất đông du khách đến viếng điện Lam Kinh và tham quan chụp ảnh tại giếng cổ. Đây là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với “cây đa, giếng nước, sân đình”. Bên phải sân rồng (còn gọi là sân chầu) là cây đa thị hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể.
Đường vào Chính điện khu di tích lịch sử Lam Kinh
Chính điện là khu vực có quy mô rộng nhất ở khu du lịch Lam Kinh. Với kiến trúc làm từ gỗ là chính (có 138 cột, hiện còn 127 chân cột). Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian. Gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm.
Thái miếu Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh có Thái miếu là khu vực để thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu của nhà Lê. Nơi đây được xây dựng vô cùng trang nghiêm với 9 tòa kiên cố nằm ngay sau chính điện.
Lăng mộ vua Lê Thái Tổ
Cách điện Lam Kinh 50m là Vĩnh Lăng – lăng mộ vua Lê Thái Tổ được xây dựng trên một nền đất rộng bằng phẳng. Với phía trước là núi Chúa, phía sau là núi Dầu. Bao bọc hai bên là hai dãy núi mang thế “hổ phục rồng chầu”.
Lăng có kích thước 4,4m x 1m được đắp bằng đất và xây chèn đá đục xung quanh. Trước lăng của vua có 2 hàng tượng quan hầu 4 đôi tượng đá đối lập (nghê, ngựa, tê giác, hổ) dựng vững chắc để trấn trạch.
Nhà trưng bày cổ vật của Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ. Vào ngày 22 tháng 8 âm lịch với quy mô hoành tráng. Lễ hội xuất hiện và được tổ chức từ sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà. Và được chôn cất tại Lam Sơn nhằm tưởng nhớ, tôn vinh vị anh hùng đáng kính của dân tộc.
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức gồm 2 phần: phần lễ và phần hội:
- Phần lễ được diễn ra theo nghi thức truyền thống, tái hiện lại các hoạt động trong cung điện xưa. Bao gồm: trống hội, cờ hội, rước kiệu và nghi thức tế lễ.
- Phần hội là các hoạt động văn nghệ giải trí, trò chơi dân gian. Điển hình là tiết mục hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn hay các trò thi đấu vật, đấu võ, diễn chèo….
Lễ hội diễn ra sôi động, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.
Kinh nghiệm du lịch di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0237 8933 161
Email: xuanlamubndthohai@gmail.com